Xem thêm cách làm các loại mì Nhật Bản khác:
>> Công thức nấu mì ramen chuẩn vị Nhật ngay tại nhà
>> Tập tành làm món mì Yakisoba ngon như đầu bếp
Ở Nhật Bản, mì Udon có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm cho đến các nhà hàng, khách sạn.
Từ xa xưa, mì Udon đã được người Nhật Bản chọn làm món ăn nhanh. Trong nhiều thế kỉ qua, tình yêu của người dân nước này dành cho mì Udon vẫn nguyên vẹn. Mì Udon được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ thứ VIII, kỹ thuật chế biến mì Udon xuất phát từ nước láng giềng Trung Quốc. Trong những chuyến đi xứ tới Trung Hoa đại lục, sứ giả của triều đình Nara đã mang kỹ thuật này về Nhật.
Trải qua hàng loạt biến cố lịch sử, mì udon Nhật Bản mang nhiều hương vị đặc trưng của nhiều vùng miền khác nhau. Nước súp mỳ Udon ở vùng Kansai có vị nhẹ và thanh đạm, được nấu từ tảo biển trong thời gian rất ngắn, rồi được nêm với nước tương nhạt. Nước súp của mỳ Udon vùng Kanto thì khá đậm, do được nấu từ rất nhiều cá và dùng nước tương đậm để nêm. Có thể nhận thấy rõ sự khác biệt về màu sắc của nước súp mỳ: nước súp Kansai có màu nhạt và trong hơn trong khi đó nước súp Kanto có màu đậm hơn.
Tùy vào thời tiết mà mì udon có sự khác nhau trong cách chế biến. Mì Udon lạnh được chế biến với nước luộc thịt thơm ngon, thường được dùng vào buổi trưa hè nắng nóng để giải nhiệt, dùng kèm với món rau như bắp cải và dưa leo. Còn trong những ngày mùa đông, nước dùng thường nóng hơn, với nhiều chất protein và thành phần dinh dưỡng, có tác dụng cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể và giúp giữ ấm người.
Kitsune có nghĩa là con cáo. Sở dĩ món mỳ có tên như vậy là do món mỳ Udon được dùng kèm với đậu hủ. Theo truyền thuyết người Nhật, loài cáo rất thích ăn đậu hủ nên người ta đặt luôn tên cho món này là Kitsune - Udon.
Điều đặc biệt của loại mì này là nước súp được làm hoàn toàn từ củ cái trắng. Đầu bếp sẽ mài củ cải trắng, vắt hết nước và cho vào nước dùng. Chính vì vậy nước dùng rất trong, khi thưởng thức sẽ dùng kèm với tương ớt miso ngọt, khô cá ngừ bào mỏng để giảm vị hăng của củ cải.
Tempura sẽ được ăn kèm với mì udon, để miếng Tempura không bị mềm, mì Udon sẽ được dùng lạnh và nước súp được đựng riêng. Khi thưởng thức chỉ việc chan nước súp lên mì, cho hành và cho thêm chút chanh vào cùng.
Món mì này còn được gọi là Udon cái tai hay Udon tai quỷ vì hình dáng của mì giống cái tai. Bột Udon sẽ được cán mỏng, sau đó cắt thành một phần nhỏ rồi gấp lại. Người Nhật cho rằng, nếu ăn Mini Udon vào dịp năm mới, quỷ sẽ không nghe được những điều họ nói và họ sẽ có một năm mới đầy may mắn.
Hoitou Udon là món mì Udon đặc trưng ở tỉnh Yamanashi, đây là món mì phù hợp với những người ăn chay. Loại mì này được làm bằng bí đỏ, cà rốt và nhiều loại rau củ khác. Tất cả rau củ sẽ được hầm trong nồi để làm nước dùng, sau đó cho mì Udon vào.
Đây là ba loại mì Udon ngon nổi tiếng từ ba tỉnh của Nhật Bản, đó là Sanuki Udon (Kanaga), Inaniwa Udon (Akita) và Goto Udon (Nagasaki).
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại