Nếu đến thăm Nhật Bản vào giữa tháng 11, bạn sẽ có dịp ngắm nhìn những cô cậu bé dễ thương xúng xính trong bộ Kimono hay Hakama truyền thống.
Hoa anh đào nở rộ khi vào mùa lễ hội Hanami
Nhắc đến các lễ hội truyền thống Nhật Bản thì không thể bỏ qua lễ hội Hanami. Đây là một trong những lễ hội lâu đời nhất, có truyền thống đến hàng ngàn năm nay và vẫn tiếp tục được người Nhật duy trì và phát huy.
Tên gọi của lễ hội được ghép bởi 2 chữ là “Hana” có nghĩa là hoa và “mi” có nghĩa là ngắm nhìn. Như vậy Hanami chính là lễ hội để người dân Nhật bản cùng nhau nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào.
Bạn biết vì sao: Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản không?
Du khách tham dự lễ hội hoa anh đào Hanami
Lễ hội diễn ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm hoa anh đào nở đẹp nhất trong năm. Hoa anh đào nở rộ khắp đất nước Nhật Bản, nên đi đến đâu ta cũng có thể bắt gặp lễ hội ngắm hoa, nhất là các thành phố lớn như Tokyo, Osaka… Chỉ riêng Tokyo đã có đến 21 điểm tổ chức lễ hội tại các công viên như công viên Shinjuku Goen, công viên Yoyogi Koen…
Người dân và du khách tổ chức các bữa tiệc dưới những gốc cây anh đào
Mọi người tụ tập dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, ăn uống, trò chuyện và cùng nhau ca hát cả ngày lẫn đêm. Những người dân Nhật Bản thường chuẩn bị những món ăn truyền thống của đất nước mình như sushi, cơm hộp bento và một loại rượu thường uống trong lúc ngắm hoa được gọi là Hanamizake.
>> Hoa anh đào nở vào mùa nào - Lịch ngắm hoa anh đào nở năm 2023
3. Lễ hội Shogatsu – Lễ mừng năm mới
Người dân Nhật Bản trang trí chào đón năm mới - lễ hội Shogatsu
Trước khi Tết đến, người Nhật trang trí kadomatsu (cây thông) ở cạnh cửa, là loài cây đại diện cho sức sống bất diệt, cũng như tinh thần và con người Nhật Bản. tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này.
Nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội chào đón năm mới
Vào ngày 1 tháng 1 sẽ diễn ra lần cầu nguyện đầu năm. Cụ thể là lúc sáng sớm, người dân sẽ xuất hành đầu tiên từ nhà đến viếng đền thờ Thần đạo hay chùa chiềng. Trong dịp này, phụ nữ Nhật thường mặc kimono.
Đến ngày 2 tháng 1 là ngày viết thư pháp đầu năm. Theo phong tục lâu đời của những gia đình người Nhật thì họ vẫn giữ gìn phong tục viết thư pháp vào đầu năm mới với những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm an lành, hạnh phúc.
Ngày 4 tháng 1 được xem là thời điểm mở cửa bán hàng đầu năm với những ai làm kinh doanh. Đây là ngày mà các doanh nghiệp, cửa hàng đồng loạt lựa chọn mở cửa khai trương vào năm mới.
Xem thêm: Lễ hội giã bánh Mochi chào đón năm mới tại Nhật Bản
Lễ Obon còn gọi là lễ Lễ Vu lan (hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân vào dịp rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm của Việt Nam) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch ( tháng 8 dương lịch). Nhiều người kết hợp nghỉ Obon và nghỉ hè để thời gian nghỉ được liên tục. Đây cũng là lễ Phật, với người Nhật Bản, đạo Phật có ý nghĩa rất quan trọng, lễ Phật cầu nguyện cho bình yên, an lạc trong cuộc sống.
Vào kỳ nghỉ lễ Obon, các gia đình Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một đợt nghỉ khá dài. Kỳ nghỉ này thực sự là những ngày gia đình đối với những người Nhật Bản.
Trong dịp này, hầu hết những người đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng mộ những người thân trong gia đình. Đây còn là lễ hội của toàn nước Nhật, mang sắc màu linh thiêng và một chút huyền bí được tổ chức tại cố đô Kyoto thơ mộng.
Lễ hội Obon được xem là ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam
Lễ hội Obon mang ý nghĩa là linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở lại nơi trần thế, nó cũng giống như ngày rằm tháng bảy là ngày Xá tội vong nhân (hay còn gọi là Lễ Vu lan) ở nước ta. Việt Nam ta có tục đốt vàng mã để dâng đến Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất, thì ở Nhật Bản phong tục này cũng gần như vậy.
Đồ cúng của các gia đình Nhật Bản là những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo nhiều màu sắc cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều chủng loại được trình bày rất đẹp mắt. Trong dịp lễ Obon, một số lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước Nhật Bản.
Nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội Obon tại Nhật Bản
Để tìm hiểu thêm về lễ hội này, tham khảo bài viết:
>> Những nét đặc sắc trong lễ hội Obon
Aoi Matsuri là một trong những số ít các Lễ hội vương triều truyền thống của Nhật Bản còn sót lại cho đến ngày nay, đồng thời cũng là lễ hội lâu đời nhất của đất nước này.
Hoạt động hấp dẫn nhất và thu hút nhiều người dân đến xem tại Aoi Matsuri chính là lễ rước với đoàn diễu hành hơn 500 người trong trang phục thời Heian vô cùng uy nghiêm. Vào lúc 10:30 sáng ngày 15/5, đoàn sẽ bắt đầu cuộc diễu hành từ Hoàng cung Kyoto (京都御所 - Kyoto Gosho), đi đến đền Shimogamo và cuối cùng hướng về phía đền Kamogamo.
Trên đây là 5 lễ hội ở Nhật Bản nổi bật nhất mà bạn nên tham gia, bạn cũng có thể khám phá những nét độc đáo tại Nhật qua bài viết:
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
khánh ank
17:01 10/07/2018
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại