Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Quy định về số giờ làm, ngày nghỉ tại Nhật Bản

15/03/2017

Đối với những người đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản nói chung, những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động nói riêng thì việc quy định về số giờ làm, ngày nghỉ tại Nhật là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Dưới đây, Chúng tôi sẽ khái quát lại một số nội dung cần chú ý trong luật lao động Nhật Bản về quy định giờ làm, ngày nghỉ tại đất nước này.

>> Cuộc sống của những người lao động Việt Nam tại Nhật Bản
>> Quyền lợi của người lao động đi làm việc tại Nhật



Không khí vui vẻ, nhộn nhịp mỗi khi được thư dãn

Về quy định số giờ làm

Người lao động sẽ làm việc giờ hành chính theo quy định của Nhật Bản

Thời gian làm việc tại Nhật Bản là 8 tiếng/ ngày, tương đương 40 tiếng/ tuần. Nếu làm ngoài số giờ này sẽ được hưởng mức lương làm theo quy định. Cứ 6 ngày làm việc, người lao động sẽ được phép nghỉ 1 ngày. Tùy vào tình hình công việc mà công ty được quyền cho nghỉ vào ngày trong tuần và yêu cầu người lao động làm việc vào cuối tuần. Ngoài ra, 1 năm tổng số giờ làm tối đa2087 giờ, nếu công ty xuất khẩu lao động sắp xếp công việc cho người lao động làm việc trong khung thời gian này là công ty sẽ không phải trả tiền tăng ca.

Về quy định số ngày nghỉ

- Nghỉ phép: đối với năm đầu tiên làm việc, người lao động sẽ có 10 ngày nghỉ phép. Nếu người lao động làm việc liên tiếp cho công ty trong vòng 6 tháng, công ty sẽ có chế độ về kỳ nghỉ dài ngày cho người lao động. Số ngày nghỉ phụ thuộc vào chính thời gian người lao động cống hiến cho công ty.

- Nghỉ lễ: Pháp luật Nhật Bản quy định có 15 ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động. Cụ thể: 

1. Ngày mồng một tết: có khá nhiều công ty nghỉ từ ngày 30 tết tới ngày mùng 4 tháng 1

2. Ngày lễ thành nhân: trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Chủ Nhật, thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20 tuổi.

3. Ngày Quốc Khánh: ngày 11 tháng 2, theo sổ sách ghi lại thì đây là ngày Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang, được tính sang dương lịch.

4. Ngày xuân phân: khoảng 21 tháng 3, đây được coi là ngày lễ dành để ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.

5. Ngày xanh: ngày 29 tháng 4, đây là ngày sinh của Hoàng đế Chiêu Hòa, sau khi ông mất, người Nhật lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của cây cỏ.

6. Ngày hiến pháp: ngày mồng 3 tháng 5, ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập kể từ năm 1947

7, Ngày lễ dân tộc: ngày mồng 4 tháng 5, đây thực ra không phải là ngày lễ đặc biệt gì cả, bởi vì ngày mồng 3 và mồng 5 là ngày nghỉ nên ngày này cũng được lấy làm ngày nghỉ.

8, Ngày thiếu nhi: ngày mồng 5 tháng 5, đây là ngày lễ để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em, ngày này còn được gọi là ngày lễ "Đoan ngọ", ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.

9, Ngày của biển: ngày 20 tháng 7, ngày này dành để cảm ơn những gì mà biển cả đã ban tặng cho người Nhật.

10, Ngày kính lão: ngày 15 tháng 9, là ngày dành để bày tỏ lòng kính trọng đối với người già, được đặt ra từ năm 1966.

11, Ngày thu phân: ngày 23 hoặc 24 tháng 9, là ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên (ở Việt Nam là ngày lễ xá tội vong nhân).

12, Ngày thể dục thể thao: Ngày 10 tháng 10 (hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10). Được thiết lập từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.

13, Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Được thiết lập từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.

14, Ngày lễ cảm tạ người lao động: Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ "Niiname sai", được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần (ở phương Tây là ngày Thanks Giving)

15, Ngày sinh nhật của Nhật hoàng: Ngày 23 tháng 12. Là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản nếu ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai tuần kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày xen giữa 2 ngày lễ, thì ngày đó người lao động cũng được nghỉ.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang