Kintsugi hay còn được gọi là Kintsukuroi, có thể hiểu đại khái là “hàn gắn bằng vàng”, đây là một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản dùng để phục chế đồ gốm sứ bị hỏng hoặc vỡ.
Mặc dù tên gọi “Kintsugi” khiến nhiều người lầm tưởng là “dùng vàng để chắp vá” nhưng nguyên liệu chính được sử dụng trong kỹ thuật này lại là sơn mài. Sau khi dùng sơn mài để vá các chỗ hư hỏng, người thợ sẽ phủ lên trên vết vá một lớp bột vàng, bạc hoặc bạch kim để món đồ tăng thêm phần thẩm mỹ.
Tương tự với tranh sơn mài Maki-e, Kintsugi được xem là kỹ thuật đặc trưng trong nền văn hóa Nhật Bản.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của nghệ thuật Kintsugi, và một trong những câu chuyện hấp dẫn vẫn thường được giới thiệu với du khách kể về Kintsugi đã bắt đầu từ thế kỷ XV.
Chuyện kể rằng, Tướng quân Ashikaga Yoshimasa khi ấy đã gửi trả một bát trà rất quý bị hỏng về Trung Quốc nhờ sữa chữa lại. Tuy nhiên, món đồ mà vị tướng quân người Nhật nhận lại cũng chỉ là một chiếc bát được gia cố lại một cách xấu xí chẳng khá hơn là mấy so với chiếc bát hỏng trước đó.
Từ khi nghe được câu chuyện này, những người thợ thủ công Nhật Bản đã tìm tòi suy nghĩ làm thế nào tìm ra cách khác để ghép những mảnh vỡ lại sao cho đẹp mắt và chắc chắn hơn. Gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ bằng hỗn hợp có thành phần chính là vàng. Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi.
Từ đó, Kintsugi chủ yếu được sử dụng để sửa chữa những món đồ gốm dùng trong Trà đạo. Đây là một loại hình nghệ thuật phổ biến nhất tại Nhật Bản. Bạn đọc tìm hiểu:
Nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Khi sử dụng đồ gốm, bạn đã biết chắc rằng một ngày nào đó chúng sẽ bị nứt vỡ. Theo quan niệm người Nhật Bản, dù đã hư hỏng nhưng chúng là những món đồ đã từng đồng hành và mang lại niềm vui cho người sử dụng.
Do đó, kỹ thuật “Kintsugi” ra đời nhằm lưu giữ hình dáng thuở ban đầu của những món đồ mà chúng ta từng rất trân quý, qua đó thể hiện tâm ý cảm ơn và tấm lòng yêu mến vẫn vẹn nguyên.
Đây chính là suy nghĩ rất đặc trưng của người Nhật Bản, thể hiện quan điểm mỹ học có nguồn gốc từ Phật giáo “Wabi Sabi” vốn trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo..
IV. Những phương pháp Kintsugi tiêu biểu
1. Hibi (Nứt vỡ hay Phục hồi):
Gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ bằng hỗn hợp có thành phần chính là vàng. Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi.
2. Kake no kintsugi rei (Miếng hay Thay thế):
Áp dụng trong trường hợp các mảng vỡ bị thiếu nên không cùng loại với nhau, các nghệ nhân sẽ sử dụng tất cả những gì có thể thay thế như nhựa, vàng hoặc hợp chất khác…và cuối cùng sẽ cho ra một sản phẩm “nghệ thuật” mới.
3. Yobitsugi Ghép (Liên kết hay Ghép):
Sử dụng một mảnh vỡ có chất liệu tương tự nhưng họa tiết không giống với sản phẩm ban đầu ghép với hiện vật gốc. Dĩ nhiên, những mảnh vỡ này phải phù hợp và tương đồng với nhau về màu sắc, bố cục, tạo nên giá trị độc đáo cho tác phẩm.
Đối với người Nhật thì Kintsugi không chỉ là nghệ thuật mà trong nó còn là cả một triết lý, họ xem việc xử lý phục chế, sửa chữa như là một phần lịch sử của đồ vật mà chúng thuộc về.
Tất nhiên điều đó không nhằm mục đích để che giấu đi những chỗ hỏng trên món đồ vật, ngược lại họ muốn phơi bày những khuyết điểm một cách “trần trụi” nhất có thể, và biến nó trở thành ưu điểm để đưa giá trị của chính các sản phẩm “lỗi” đó lên một tầm cao mới.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại