Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Khám phá nét độc đáo của ngày Tết ở Nhật Bản

23/12/2017
Với bề dày lịch sử cùng nền văn hóa đặc sắc mà Tết ở Nhật Bản mang nhiều nét thú vị. Hãy cùng xuatkhaulaodong.com.vn khám phá những phong tục tập quán độc đáo của tết Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!

Tết ở Nhật Bản

1. Tết ở Nhật Bản diễn ra vào ngày nào?

Khác với Việt Nam và các nước khu vực châu Á, Nhật Bản đón Tết theo dương lịch như các nước Châu Âu. 

Tết ở Nhật Bản diễn ra vào ngày nào

Nhật Bản đón Tết theo dương lịch

Nhật Bản là cường quốc công nghiệp phát triển đứng thứ 3 trên thế giới, là nước châu Á đầu tiên đã mở cửa du nhập văn hoá, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với công cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị. Do đó, người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. 

2. Lịch nghỉ Tết truyền thống ở Nhật Bản

Hầu hết các công ty ở Nhật Bản nghỉ Tết từ ngày 30 tết đến hết ngày 3 tháng 1. Các công ty bắt đầu làm việc từ ngày mùng 4 nhưng không khí tết nhiều khi còn kéo dài đến tận ngày Lễ thành niên 15-1 dành cho những thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi.

3. Phong tục ngày Tết ở Nhật Bản

Mặc dù cuộc sống ngày càng hiện đại và các lễ hội được điều chỉnh theo Dương lịch, nhưng người Nhật vẫn giữ được những phong tục truyền thống lâu đời.

Tổng vệ sinh trước tết - Osouji

Theo quan niệm của người Nhật Bản, vào những ngày tết, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ để chào đón các vị thần năm mới đến nhà.

Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, ngày này được gọi là ngày “Susuharai”, tuy nhiên gần đây có nhiều gia đình đợi đến gần ngày 31 mới lên kế hoạch dọn dẹp.



Những ngày cuối năm là thời gian dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết

Hiện nay, các Thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13/12.

Trang trí đón năm mới
Treo Shimenawa trước cửa

Người Nhật Bản thường treo Shimenwa trước cửa nhà nhằm xua đuổi ma quỷ để đón nhiều may mắn và đón các vị thần ghé thăm. Cách trang trí Shimenawa với nhiều màu sắc rực rỡ, ấm cúng là biểu tượng cho vẻ đẹp bình yên, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Hình ảnh Shimenawa được treo trước cửa nhà là hình ảnh quen thuộc thường thấy ở mỗi gia đình Nhật Bản mỗi dịp Tết đến xuân về.

phong tục vào ngày tết của người nhật

Người Nhật treo Shimenwa trước cửa nhà nhằm xua đuổi ma quỷ để đón may mắn trong năm mới

Đặt Kadomatsu ở hai bên cửa

Kadomatsu nhìn giống chậu cây cảnh, được làm bằng 3 ống tre tươi và cành thông được xếp theo số lẻ với ý nghĩa là hạnh phúc đong đầy, không thể chia hết được. Cây thông cây thông là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trường cửu, còn cây tre là sự dẻo dai, trưởng thành, đem đến may mắn cho gia chủ.

phong tục ngày tết nhật bản

Người Nhật đặt Kadomatsu ở cạnh cửa để đón may mắn

Đặt Wakazari trong bếp

Người Nhật đặt Wakazari ở bếp thể hiện mong muốn tạ ơn với vị thần lửa và nước, đã đem đến cho họ một cuộc sống ấm no, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Không những thế họ còn treo ở mui xe ô tô, xe đạp với hi vọng mang lại sự bình an trong năm.
 
phong tục người nhật vào ngày tết
Wakazari được đặt trong bếp để tạ ơn thần nước và lửa

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Để tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, các vị thần linh, người Nhật dâng cúng các loại bánh Dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ. Và đặc biệt là khi ăn họ dùng đũa được làm nhọn 2 đầu bởi họ tâm niệm là lúc này các vị thần và mọi người sẽ dùng bữa với nhau.

>> Chào đón năm mới với những câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật

Lì xì đầu năm mới

Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé và người già.

Vào dịp đầu năm, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao lì xì xinh xắn trong đó có tiền, số tiền này sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt.

phong tục lì xì đầu năm của người nhật

Những phong bao lì xì đầu năm là món quà rất ý nghĩa trong dịp tết.

Chơi những trò chơi dân gian

Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú. Các trò chơi mà người Nhật Bản hay chơi vào dịp năm mới là thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi…

phong tục ngày tết của người nhật

 Người Nhật thả diều Takoage vào dịp tết

Đi chùa vào năm mới

Người Nhật Bản thường đi chùa vào những ngày đầu năm mới để cảm ơn một năm trời đất cho mưa thuận gió hòa. Và cũng để cầu mong một năm mới vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn. 

Họ thường rút quẻ, nghe những lời “đọc quẻ” và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm. Nếu có điềm dữ, họ sẽ nhận được lời khuyên và cách “chữa” để lại được may mắn.

 
tục lệ đi chùa đầu năm của người nhật

Người Nhật đi chùa vào đầu năm để cầu may mắn, bình an

Chuẩn bị thiệp ghi lời cảm ơn

Vào những ngày cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những chiếc thiệp để tri ân, gửi thông điệp yêu thương tới những người thân xung quanh mình. Tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào đối tượng sẽ tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ trang trọng, dễ thương, nhiều màu sắc hay nhã nhặn…Những tấm thiệp sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1, và rất được người nhận nâng niu, trân quý.

tết của người nhật

Những chiếc thiệp được tặng vào dịp Tết là một món quà mang ý nghĩa tinh thần lớn

Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên

Vào đêm tất niên (Oomisoka) - ngày cuối cùng của năm cũ, sau khi dọn dẹp và trang trí nhà cửa xong, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba.

Người Nhật quan niệm rằng, những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

phong tục của người nhật vào dịp tết cổ truyền

Sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài 

Kết thúc bữa cơm tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các đền điện hay chùa chiền gần nhà để thực hiện nghi lễ Ninenmairi. Các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này, chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau vang lên. Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới.

tết cổ truyền của người nhật

Người Nhật thường đi chùa đi chùa vào thời điểm gần giao thừa để cầu năm mới an khang, thịnh vượng

Sau khi lễ chùa, cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, trước khi về người ta thường rút quẻ (Omikuji). Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành thì mang về, nếu rút phải quẻ dữ thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần.

Đón mừng năm mới

Vào sáng ngày đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

>> Người Nhật Bản đón chào năm mới tại Hà Nội bằng lễ hội giã bánh Mochi

Người Nhật ăn gì vào ngày Tết cổ truyền

Sushi

người nhật ăn gì vào ngày tết cổ truyền

Sushi và sashimi là 2 món ăn đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản và được nhiều người yêu thích. Chính vì vậy đây là món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp lễ tết của người Nhật Bản

Xem ngay >> Cách làm món Sushi cuộn nấm Nhật Bản

Bánh Kagamimochi

món ăn ngày tết của người nhật

Đây là món bánh không thể thiếu trong dịp đầu năm mới của người Nhật, đây là món ăn có ý nghĩa rất lớn trong ngày Tết thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh. Người Nhật ăn bánh là để cầu chúc một năm mới may mắn và sức khỏe tốt.

Bánh Ozoni 

món ăn ngày tết của người nhật

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Nhật thường quây quần bên bàn ăn uống rượu sake và ăn bánh ozoni. Theo truyền thuyết kể lại, vào ngày mùng 1 Tết thần Toshidon xuất hiện ban tặng cho các em bé ngoan loại bánh dầy Ozoni. Vì vậy các gia đình cũng mong muốn được hưởng các món quà từ các vị thần nên thường ăn Ozoni vào mùng 1 Tết.

Osechi – ryori

người nhật thường ăn gì vào dịp tết

Một món ăn truyền thống của Nhật đó là Osechi, món Osechi là những đồ ăn với các món nấu, trộn, nướng từ các loại thịt gia cầm, rau và hải sản. Các món ăn được đựng trong một chiếc hộp sơn mài, tên là jubako. Mỗi món ăn và các thành phần trong osechi có ý nghĩa riêng, hàm chứa lời chúc năm mới nhiều may mắn.

Một số món có trong Osechi – ryori phải kể đến: Kobumaki (Rong biển cuộn), Kazunoko (Cá trích), Nimono, Kuromame (Đậu đen bung), Kurikinton, Kamaboko trắng hồng...

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang