Hiếm có đất nước nào có nhiều chuyện lạ lùng như Nhật Bản. Ở đất nước này, chuyện tự sát dường như đã trở thành một nền văn hóa không xa lạ với người dân. Bạn có biết lí do tại sao không, Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết sau đây:
1. Có đến 60% tỉ lệ tự sát do sức ép công việc quá lớn.
Ở một đất nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản thì sức ép về công việc là rất lớn. Người Nhật có thể phải làm thêm đến 100 giờ mỗi tháng gây nhiều mệt mỏi và stress trong công việc dẫn đến tự sát. Những người này được gọi là "Karoshi".
Người Nhật hầu hết đều chịu sức ép lớn từ công việc
Các công ty ở Nhật thường ký hợp đồng dài hạn hoặc vô thời hạn với nhân viên của mình. Người Nhật luôn cố gắng cống hiến hết sức cho công ty mà mình đang làm việc, thậm chí là "bán mạng" cho công ty, vì vậy, đối với họ, mất việc hoặc phá sản chẳng khác nào mất đi chỗ gửi gắm sinh mệnh.
Đó là đòn chí mạng dành cho những con người hết mình vì công việc và cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho nhiều người phải tự tử.
Với môi trường làm việc cạnh tranh khắc nghiệt, văn hóa công sở của người Nhạt Bản luôn tồn tại quy tắc "Nhân viên không được về trước sếp" cũng là một trong những lí do khiến nhiều người chỉ trở về nhà khi mặt trời vừa ló dạng. Đây là một trong những thực trạng đau lòng ở Nhật Bản, điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ già hóa dân số tăng cao do không chịu lấy vợ.
Xem thêm: Dân số Nhật Bản ngày càng già - Cơ hội nào cho lao động Việt
2. Bị bắt nạt ở trường học
Nhật Bản là một nước có nền giáo dục và đào tạo cao tuy nhiên vấn đề bắt nạt và bạo lực học đường đang là vấn đề khiến các nhà chức trách đau đầu. Sau kì nghỉ lễ vào ngày khai giảng, tỉ lệ tự sát của học sinh tăng cao do các "đàn anh" bắt nạt, dọa dẫm.
Khi bị bắt nạt, các em không muốn nói với ai chỉ âm thầm chịu đựng và đến một thời điểm giới hạn, những nạn nhân của trò bạo lực học đường này dường như không còn lối thoát và chọn cách tự sát. Thật đáng tiếc cho những tương lai của đất nước, ra đi ở độ tuổi từ 10-19 tuổi, độ tuổi đầy nhiệt huyết và tươi đẹp.
Nhiều học sinh tự sát do áp lực của trường học
Ngoài ra thì hoc sinh thường đặt nặng điểm số, các cuộc thi quan trọng như kỳ thi tuyển sinh vào trường cấp 3 danh giá trở thành "chiến trường khốc liệt" gây áp lực cho các em và cũng là nguyên nhân gây chán nản, nhục nhã, từ từ dẫn đến trầm cảm và tự vẫn.
3. Tình thần Võ đạo "Samurai"
Vấn nạn tự tử ở Nhật cũng bắt nguồn từ tinh thần "võ sĩ đạo" đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước ở đất nước này. Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục, vì vậy họ thà tự kết liễu đời mình để giữ gìn thanh danh và tinh thần quả cảm hơn người. Truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào máu thịt người Nhật, nhưng dần dần bị biến đổi theo thời gian, khiến cho người Nhật bị ngộ nhận rằng tự tìm đến cái chết là một hành vi dũng cảm và cao thượng.
Ở Nhật Bản, tự sát không phải là một tội ác. Đôi lúc tự sát còn được nhìn nhận như cách nạn nhân tự nhận trách nhiệm của mình
Người Nhật rất sợ bị sỉ nhục, họ giữ gìn danh tiếng cẩn trọng tới mức đáng sợ. Chính nền văn hóa "sợ nhục" của nhân dân ở xứ sở Mặt trời mọc đã đẩy nhiều người đến bên bờ vực thẳm, bởi vì họ không thể sống tiếp với một vết nhơ trong đời, họ không chịu nổi ánh mắt của người khác dành cho mình nên chấp nhận giã từ cõi đời thay vì gột rửa tội lỗi.
4. Món quà cuối cùng
Ngành bảo hiểm ở Nhật có một mức tiền bồi thường khá lớn dành cho những người tự tử. Chính vì vậy, khi gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người đã coi cái chết là một cách giải thoát hữu hiệu.
Bảo hiểm ở Nhật chi trả rất lớn cho việc tự sát
Một số người già ở Nhật thậm chí còn cho rằng, thông qua việc tự tử, họ có thể để lại cho người thân của mình một khoản tiền bảo hiểm khá lớn, coi như là món quà cuối cùng trước lúc họ nhắm mắt xuôi tay.
5. Câu lạc bộ tự sát
Nhiều thanh niên do bất mãn với gia đình, trường học hay xã hội nên cũng nhau lập câu lạc bộ tự sát. Hiện nay các câu lạc bộ tồn tại dưới dạng các trang web hướng dẫn tự tử với những ai có ý định gia nhập hội. Càng nhiều người cùng chung "chí hướng" càng giúp việc tự sát cảm thấy dễ dàng hơn.
Câu lạc bộ tự sát tại Nhật Bản
Một trong những địa điểm "thu hút" những người tự tử chính là rừng Aokigahara - đây được mệnh danh là "khu rừng tự tử"
Được nhắc đến với tên gọi "Nơi hoàn hảo để chết" trong cuốn sách "Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn" của nhà văn Wataru Tsurumui, Aokigahara là một khu rừng nhỏ tối tăm dưới chân núi Phú Sĩ với mỗi năm đều có rất nhiều người tìm đến đây kết liễu đời mình.
Khu rừng tự sát Aokigahara
Thậm chí, giới chức Nhật Bản đã phải treo một tấm biển rất to nhằm khuyên nhủ những con người u uất đặt chân đến nơi này hãy suy nghĩ lại về quyết định bồng bột của mình: "Thân thể, tóc, da là của mẹ cha. Hãy nghĩ đến bố mẹ, anh chị em và con cái của bạn. Đừng giữ mãi trong lòng, hãy tìm người chia sẻ trước đã!"
Trên đây là một số nguyên nhân khiến người Nhật có tỉ lệ tự sát cao nhất thế giới, nếu muốn hiểu sâu hơn về con người Nhật Bản, hãy tìm hiểu bài viết:
>> Con người Nhật Bản luôn được thế giới ngưỡng mộ - Vì sao?
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.