Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Thanh niên quyết tâm bỏ ruộng - bỏ quê đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

28/05/2018
Ruộng đất bỏ hoang, canh tác cầm chừng do thiếu lao động … là những thực trạng đang diễn ra tại một số làng nghèo tỉnh Quảng Nam. Làng quê xứ Quảng bây giờ chỉ còn người già và trẻ em bởi thanh niên đều đi làm ăn xa, vào các khu công nghiệp hoặc là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
 
Thanh niên quyết tâm bỏ ruộng - bỏ quê đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thực trạng tại những đồng ruộng quê nhà

Tình cờ gặp ông Võ Trung Tỵ (56 tuổi, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trong khu vườn nhà giữa trưa hè oi ả, tôi hỏi thăm tình hình sản xuất sau 1 mùa đồng áng. Ông Tỵ mặt kham khổ, ngả lưng trên chiếc võng ngô đồng nói:

“Tui làm ruộng vài năm nữa chắc cũng bỏ thôi. Chừ ra ruộng chỉ thấy mấy ông già, bà lão gặt lúa, nhổ đậu. Thế hệ bọn tui mai mốt mà già thì chắc ruộng đồng hoang hóa!”. Lời ông Tỵ trái với chuyện ông kể tôi nghe trong một cuộc trà dư, tửu hậu về cuộc đời “1 nắng 2 sương” để nuôi con cái thành tài…

 
Hầu hết lao động tại địa phương là người lớn tuổi

Hầu hết lao động tại địa phương là người lớn tuổi 

 
Đầu hè nhưng trời miền Trung nắng cháy da. Nóng ngột ngạt nhưng nông dân Quảng Nam vẫn tảo tần ra đồng gặt lúa, nhổ đậu mang về kho, chất đầy bồ. Tại xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, khác với cái rộn rã người nói, kẻ cười trên cánh đồng lúa trong trí nhớ thuở nhỏ của tôi, bây giờ trong thôn, ngoài đồng im ắng lạ thường.

Những đồng ruộng - Nơi nuôi con người lớn!

Thế hệ nông dân trước đây, cả đời chỉ biết “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” chắt chiu hạt gạo, củ khoai, đổi tiền nuôi xoay sở cuộc sống gia đình. Vì nhà nghèo nên nhà nào có ruộng vườn, trâu bò được người trong thôn cả nể. Đến đời của ông và nhiều người trong thôn, sự học ngắn ngủi nên vợ chồng tiếp tục bám vào đồng ruộng để có thu nhập đóng tiền học hành cho con.

Ông Tỵ chia se "Làm nông cực nhưng phải biết tính toán chi li!”. Rồi ông giảng giải: “Một năm 2 vụ lúa, đậu nhưng phải làm dặm. Làm dặm nghĩa là chăn nuôi kiếm thêm thu nhập. Mà có riêng thôn Quý Phước này đâu, xã Bình Quý ai cũng phải đi làm thêm: Phụ hồ, chẻ đá, làm đường cao tốc… mới mong có chút của nải dư dả xây nhà cửa, có tiền dựng vợ, gả chồng cho con…”

 
Đồng ruộng là nơi nuôi con người lớn lên

Đồng ruộng là nơi nuôi con người lớn lên

 
 “Đời tui tuy học hành không giỏi nhưng chưa từng lười biếng. Từ ngày có vợ rồi sinh 2 đứa con trai, tôi cày sâu cuốc bẫm, không quản ngại việc gì. Có người từng hỏi, động lực gì khiến tôi làm không ngày nghỉ, tôi bảo, đó là niềm vinh dự khi nhìn mấy đứa con ăn học thành tài, lập gia đình yên ấm! Chỉ có cái học mới bớt khổ, mới thoát khỏi việc đồng áng”.

Mong ước thế hệ sau bỏ ruộng của ông Tỵ không phải đa số, nhưng cũng đại diện cho không ít suy nghĩ của tầng lớp nông dân nghèo tại tỉnh Quảng Nam nhiều năm qua. Tôi không còn ngạc nhiên khi lớp trẻ “nhà quê” khi trưởng thành đều ra làm việc tại các thành phố lớn hoặc vào các khu công nghiệp chứ nhất quyết không theo nghề nông. Những làng quê nghèo như xã Bình Quý bình dị ngày nào giờ càng đìu hiu, xác xơ.

Bỏ ruộng, bỏ quê hương để thoát nghèo

Với mong muốn thoát nghèo, nhiều thanh niên khi đến độ tuổi lao động đã tìm cho mình những hướng đi mới, quyết tâm bỏ ruộng đồng vì không muốn vất vả cả đời nhưng vẫn nghèo. Nhiều bạn thì vào trong các khu công nghiệp lớn để làm, nhiều bạn thì lại ra các thành phố lớn kiếm công việc lao động chân tay. Một số nữa thì định hướng đi xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...

Bố mẹ cũng muốn cho con cái ra đi để tìm cách làm ăn, thoát khỏi cái cảnh "chân lấm tay bùn" này vì thế làng quê lại trở nên đìu hiu, buồn tẻ. Ruộng đồng thì bố mẹ cố gắng "cày cuốc' thêm mấy năm nữa, âu cũng là cái đã gắn bó mấy chục năm trời, còn sức thì còn làm.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang thu hút lao động 

Một trong những xu hướng thu hút lao động trong thời điểm hiện nay chính là đi Nhật Bản làm việc. Đây là một thị trường tiềm năng trong vòng 10 năm qua và đang có xu hướng phát triển thêm trong những năm tới. Với mức lương từ 30-35 triệu mỗi tháng, đây không chỉ là cơ hội thoát nghèo mà còn cơ hội đổi đời cho lao động những vùng quê nghèo.

Bạn có thể tham khảo: Mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021 tăng đột biến

 
So sánh giữa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và ở nhà

So sánh giữa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và ở nhà

Anh Sáu, người có vợ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chia sẻ:

“Mẹ bọn hắn đi xuất khẩu làm thì thu nhập cao nhưng chi phí bên nớ đắc đỏ, ăn chi cũng tiết kiệm tối đa, may ra mới có tiền gửi về nhà. Mà rứa đã may, có đi xuất khẩu lao động may ra mới có chút vốn liếng, chứ làm ruộng biết đời nào nở mày nở mặt với thiên hạ”

Anh cũng thường tự động viên bản thân mình: “Nhiều lúc nghĩ, vợ chồng tui còn trẻ đã chia ly ngàn kilomet, ai chẳng buồn. Chỉ thương mấy đứa con thiếu tình yêu của cha mẹ nên chắc sẽ bù đắp cho sắp nhỏ sau này nhiều hơn.”

 
Các vùng quê nghèo giờ đây thay đổi so với cách đây vài chục năm nhờ đi xuất khẩu lao động ngày càng nhiều, họ mang ngoại hối về xây dựng nhà cửa. Có những vùng cả làng đi xuất khẩu lao động, sau đó về làm kinh doanh và trở thành những đại gia có tiếng. Vậy bạn có hướng như thế nào, hãy tham khảo bài viết sau:

>> Quyết định có nên đi Nhật năm 2023 hay không?

 
Nguồn: laodong.vn

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang