Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Những thói xấu của lao động Việt Nam khiến Việt Nam xấu đi trong mắt người Nhật

23/09/2017
Bạn có biết có rất nhiều thói xấu của lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản khiến cho hình ảnh Việt Nam dần xấu đi trong mắt người Nhật và thế giới? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết những thói xấu này nhằm tránh mắc phải khi sang Nhật học tập hay làm việc nhé!

Hầu hết người Việt Nam ở Nhật được đánh giá là thông minh, chăm chỉ, nhưng có không ít những trường hợp lao động Việt Nam còn tồn tại những điểm không tốt khiến nhiều xí nghiệp Nhật Bản còn e ngại khi tuyển lao động Việt Nam.

I. Trộm cắp - Thói xấu lớn nhất của lao động Việt

Việc người Việt bị bắt vì ăn cắp vặt ở Nhật Bản diễn ra khá phổ biến. Ngày 27/1/2017 vừa qua, ba thanh niên Việt Nam đã bị cảnh sát Nhật bắt giữ với cáo buộc trộm cắp tài sản. 

Ngày 5/4/2017, cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt 7 người Việt Nam, tất cả đều khoảng 20 tuổi, với cáo buộc cầm đầu và tham gia một nhóm chuyên ăn cắp mỹ phẩm ở Nhật và mang về bán lại ở Việt Nam, tổng giá trị tài sản ăn cắp lên tới 1,3 triệu yên.

thói xấu lớn nhất của lao động Việt Nam
Nữ lao động Việt Nam bị bắt vì ăn cắp số lượng lớn mỹ phẩm

Theo thống kê, 40% vụ ăn cắp của người nước ngoài tại Nhật là do người Việt Nam gây ra. Từ 2014 đến nay, số người Việt Nam bị bắt tại Nhật vì hành vi trộm cắp tài sản là 740 người. 

Hình ảnh biển cảnh báo viết bằng tiếng Việt được chụp ở một siêu thị tại thành phố Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất đất nước mặt trời mọc, như một dấu chấm lửng buồn cho hành vi thiếu tự trọng này của một bộ phận người Việt ở xứ người.
 

Biển cảnh cáo cấm ăn cắp bằng tiếng Việt ở Nhật Bản

Biển cảnh cáo cấm ăn cắp bằng tiếng Việt trong một siêu thị ở Nhật Bản

>> 5 Người việt chiếm đoạt 100 triệu Yên tương đương 20 tỷ VND tại Nhật Bản

>> Tổng hợp các vụ phạm tội của người Việt Tại Nhật Bản

II. Trốn vé - Thói quen xấu khó bỏ

Đi tàu trốn vé (Tiếng lóng gọi là “đá tàu”)  là thói quen xấu phổ biến trong giới lao động xuất khẩu Việt nam tại Nhật. 

Một số bạn trẻ thuộc cộng đồng người Việt ở nơi đây cho biết, người Việt đi tàu trốn vé ở Nhật nhiều không kể xiết. Ở những ga lớn như Ueno (Tokyo), cơ quan chức năng phải bố trí nhân viên đứng canh cửa soát vé nhưng một số người Việt vẫn ngoan cố tìm đủ trò để lách luật.
 

Nhiều ga tàu điện có nhân viên kiểm soát vé nhưng người Việt vẫn tìm cách lách luật

III. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp

Người Nhật rất coi trọng công việc. Họ nổi tiếng là những người làm việc hăng say và thường rời văn phòng về nhà rất muộn. Đặc biệt, người Nhật rất khắt khe trong vấn đề giờ giấc và nội quy. Và vấn đề này lại rất nhiều người Việt ở Nhật mắc phải. 

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản là một trong những cường quốc như hiện nay. Ý thức, tính kỷ luật và sự tự trọng của người Nhật luôn là một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế, chính vì vậy không chỉ lao động Việt Nam ở Nhật mà tất cả các bạn trẻ hãy tạo cho mình tính kỷ luật, thái độ làm việc chuyên nghiệp từ bây giờ nhé!

IV. Rất nhiều thói xấu khác

1. Quên đi việc cảm ơn, xin lỗi

Người Việt Nam ngày càng thiếu đi những lời cảm ơn, xin lỗi. Người Nhật Bản rất trọng lễ nghĩa, họ chú ý đến từng ly từng tý trong giao tiếp. Chính vì vậy thói quen xấu này của người Việt là điểm mà người Nhật tối kỵ.

thói quen xấu của người việt nam

Hãy nhớ cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ và xin lỗi khi mắc lỗi

2. Chỉ khi bị đụng đến quyền lợi mới “giật mình”

Người Việt có tính “đại khái” do đó tất cả các trường hợp được giải thích về quy định nào đó thì không để ý và cho qua. Nhưng sau đó vì một lý do nào đó mà bị “phạt” vì “vi phạm hợp đồng” “quy định” thì mới để ý và thắc mắc là “vì sao mà bị phạt/ bị trừ tiền nhiều
như thế ?”.

Một số trường hợp phải kể đến như:

+ Đi xuất khẩu lao động khi được đưa hợp đồng thì không đọc và ký . Đến khi vi phạm bị trừ thì đi “kiện”.

+ Đăng ký điện thoại khi được giải thích về chi phí thì không để ý. Đến khi bị đòi chi phí mới đi tìm hiểu “vì sao”.

+ Đăng ký thuê nhà được giải thích về các điều khoản bị trừ cũng phớt lờ đến khi chuyển ra bị bắt đền bù “theo quy định” mới “giật mình tỉnh giấc”.

V. Những tấm gương tốt đáng để noi theo

Bên cạnh những "con sâu làm rầu nồi canh", có không ít những lao động Việt ở Nhật Bản là những tấm gương tốt, làm đẹp hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Như trường hợp anh Đặng Văn Mong, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản được chính quyền thành phố Yanagawa, tỉnh Fukuoka trao tặng giấy khen nhờ hành động lao xuống sông dưới cái rét 2 độ C để cứu người. 



Anh Đặng Văn Mong được trao bằng khen vì hành động cứu người

Trên đây là những thói xấu của lao động Việt Nam tại Nhật Bản hay mắc phải, hi vọng những bạn đang và sẽ học tập và làm việc ở Nhật Bản tự nhìn nhận lại mình và tránh những thói xấu trên để nhận được sự tôn trọng của người Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang