Ngoài Nhật Bản còn khá nhiều quốc gia đi bên trái
Đến với Nhật Bản bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vô vàn những điều kì thú về giao thông nơi đây: người người xếp thành hàng dài khi lên tàu điện, đường phố sạch sẽ, số lượng người sử dụng xe đạp rất lớn, trên đường không nghe thấy tiếng còi xe…
Trong số đó có một đặc trưng cơ bản không kém phần thú vị là tại Nhật, mọi phương tiện đều lưu thông phía bên trái. Điều này quả là một sự khác biệt và có lẽ sẽ gây ngỡ ngàng đối với những người tới từ các quốc gia có quy định đi bên phải như Việt Nam.
Phương tiện giao thông tại Nhật di chuyển ở làn đường bên trái
Theo một thống kê thì trên thế giới có tới 163 quốc gia và vùng lãnh thổ lưu thông phía bên phải, còn đối với phía bên trái, con số đó chỉ dừng lại ở mức 76. Nhật Bản thi hành quy định lưu thông phía bên trái vào thời kì đầu của thời đại Edo.
Vào thời kì trên, những con đường trên khắp đất nước Nhật Bản rất nhỏ hẹp. Vì vậy, khi các samurai đi ngược chiều nhau, các vỏ kiếm treo bên hông trái của họ sẽ va vào nhau. Từ chính những va chạm nhỏ này đã gây ra nhiều cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các samurai.
Do vậy, để tránh những cuộc chiến vô nghĩa này, họ đã cùng nhau đặt ra một quy chung rằng tất cả mọi người sẽ phải đi phía bên trái. Với lí do thuyết phục, quy định này nhanh chóng nhận được sự chấp thuận của mọi người.
Lí do người Nhật đi bên trái bắt nguồn từ Samurai
Khi thời đại Edo Kamakura kết thúc, bước vào thời đại Minh Trị, để có thể kết thân với nước Anh – đất nước có quy định lưu thông phía bên trái, chính quyền Nhật Bản lúc bấy giờ đã chính thức chuyển đổi quy định đó thành luật giao thông.
Ngày nay, luật giao thông này vẫn được thi hành trên toàn đất nước Nhật Bản. Hình ảnh những dòng xe chạy trên phố theo chiều tay trái là một hình ảnh mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rằng, không phai lúc nào, nơi nào quy định trên cũng được áp dụng. Ví dụ như khi đi thang cuốn, người dân ở Tokyo sẽ vẫn đứng về phia bên trái, phía bên phải dành cho những người muốn vượt qua. Trong khi đó, ở Osaka lại hoàn toàn ngược lại.
Trước đây, đã có ba quốc gia tiếp cận với đất nước Nhật để giúp họ xây dựng hệ thống đường sắt, đó là Mỹ, Pháp và Anh. Và cuối cùng, nước được chọn là nước Anh. Vào năm 1872, đường sắt của Nhật Bản ra mắt là nhờ người Anh. Mạng lưới giao thông bằng đường sắt rộng khắp lan ra, và tất cả đều được thiết kế để chạy bên phía trái đường.
Và sau này tất cả các hệ thống đường bộ đều được thiết kế theo phía bên trái như đường sắt. Nếu đất nước Mỹ hoặc Pháp thắng thầu thì rất có thể người Nhật đã đi bên phải lề đường.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ đã đánh bại nhật và kiểm soát Okinawa, sau đó Mỹ yêu cầu người dân phải thực hiện việc đi xe bên phải.
Sự thay đổi này vào ngày 30 tháng 7 năm 1978. Đây là địa điểm duy nhất có sự thay đổi lái xe từ bên phải sáng bên trái trong nửa cuối thế kỷ 20.
Thì ra, hầu hết người dân đều thuận tay phải, thời xa xưa tất cả các kiếm sỹ thường đi bên trái để cánh tay phải của họ gần đối thủ có thể bất ngờ xuất hiện và ra đòn hơn, cũng như thanh kiếm cũng sẽ gần chúng hơn nữa, nó cũng ngăn chặn việc hai người đi ngược chiều vô tình va chạm kiếm vào nhau từ đó không bị lao vào những cuộc đấu vô nghĩa.
>> Tại sao các phương tiện tham gia tại Nhật Bản đi về bên trái
Ở Nhật cái gì cũng được tiêu chuẩn hoá , do vậy một người nước ngoài mới vào Nhật mà không biết những nguyên tắc áp dụng ở đây thì sẽ trở nên lạc lõng ngay, nhìn vào là biết người lạ mới đến liền. Ví dụ như đi cầu thang máy ở Nhật cũng có nguyên tắc nữa.
Ở Tokyo và vùng lân cận thì mọi người sẽ đứng bên tay trái, chừa lối đi bên phải cho ai có công chuyện gấp thì có thể có lối đi nhanh. Ngược lại, ở Osaka và vùng Kansai thì mọi người lại đứng bên tay phải và chừa lối đi bên trái .
Bài viết bạn nên đọc:
Khoảng những năm 1900, khi mà xe hơi bắt đầu xuất hiện. Một văn kiện ban hành có hiệu lực vào năm 1902 từ cảnh sát Tokyo thông báo rằng người đi bộ sẽ phải lưu thông bên trái của lề đường. Và đến năm 1924, việc đi bên trái lề đường đã trở thành luật đường bộ chính thức của Nhật.
Trên đây là một số lí do đặc biệt khiến người Nhật đi về bên trái, các trường hợp đi về bên trái hay bên phải còn phù thuộc vào văn hóa và truyền thống mỗi vùng. Để biết thêm những nét văn hóa đặc sắc tại Nhật tham khảo các bài viết:
>> Nét đẹp văn hóa truyền thống Nhật Bản
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
hoàng
14:14 28/05/2018
khánh
14:13 28/05/2018
hoàng khánh
09:24 28/10/2017
lan anh
09:23 28/10/2017
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại