Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Những bí mật chưa biết về Thiên Hoàng Minh Trị Nhật Bản

07/05/2018
 Nhật Bản được mệnh danh là một trong 3 cường quốc trên thế giới. Và để đạt được sự hưng thịnh cho đến ngày nay, không ai có thể phủ nhận được công lao to lớn của Thiên Hoàng Minh Trị với cuộc cải cách "Duy Tân Minh Trị". Hãy cùng Chúng tôi khám phá những bí mật đằng sau vị hoàng đế nổi tiếng của Nhật Bản này nhé.

Thiên hoàng Minh trị là ai?

- Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇 Meiji-tennō?, 3 tháng 11, 1852 - 30 tháng 7, 1912)

- Tên thật của ông là Mutsuhito (Nhật: 睦仁 Mục Nhân), còn được phiên âm thành Mutxuhitô hay Mutsuhitô trong tiếng Việt. 

 
Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi từ 15 tuổi

Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi từ 15 tuổi

- Là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống.

- Trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời.

- Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

Tuổi trẻ của Thiên Hoàng Minh Trị 

Mutsuhito là con trai thứ của Thiên hoàng Hiếu Minh. Mẹ ông là thị nữ Nakayama Yoshiko (中山慶子, Trung Sơn Khánh Tử, 1834 – 1907), con gái của lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara. 

Thiên hoàng Minh Trị hồi nhỏ được đặt tên là "Hữu cung" (さちのみや, Sachi-no-miya). Phần lớn tuổi thơ ông được nuôi dưỡng tại Nakayama ở cố đô Kyōto.

Ngày 11 tháng 7 năm 1860, ông chính thức được nhận nuôi bởi Asako Nyōgō (sau này là Anh Chiếu Hoàng thái hậu), nữ ngự (nyogo) của Thiên hoàng Hiếu Minh. Ông được đổi tên là Mục Nhân (Mutsuhito – hàm nghĩa đối xử với mọi người hòa mục, nhân từ), được phong chức Thân vương (Shinnō) sau đó là chức Hoàng thái tử (Kōtaishi).

Lúc nhỏ Mutsuhito chỉ quanh quẩn với các cung nữ và sống cách biệt với thế giới bên ngoài hơn vì thế ông trở thành một cậu bé nhút nhát, sức khỏe yếu. Dường như hồi nhỏ của Thiên hoàng Minh Trị không có nhiều nổi bật, nhưng dấu ấn của ông chỉ được biết qua giai đoạn sau.

Cuộc đời của Thiên hoàng Minh Trị

Ngày 30/1/1867 Thiên Hoàng Hiếu Minh băng hà ở tuổi 35, Mutsuhito kế vị ngày 3/2/1867, lúc mới 15 tuổi và chính thức nắm quyền từ Sứ Quân Tokunawa cuối cùng trao lại vào tháng 8/1868 lúc 16 tuổị. Từ 9/1868, tức Khánh Ứng năm thứ 4, đổi thành niên hiệu Minh Trị nguyên niên (năm Minh Trị thứ nhất). 

Lên ngôi khi còn khá trẻ cùng với sự giúp đỡ đắc lực của các công thần, Minh Trị đã dẹp chế độ Tướng Quân Mạc Phủ, phục hồi uy quyền Thiên Hoàng và thống nhất đất nước sau nhiều năm loạn lạc trong tình trạng Sứ Quân tranh quyền. 

 
Gia đình của Thiên hoàng Minh Trị

Gia đình của Thiên hoàng Minh Trị

 
Tháng 12/1868, tức lúc 16 tuổi, ông đã kết hôn với Haruko con của Tả Đại Thần Tadaka Ichijo (Nhất Điều Trọng Hương). Sau Hoàng Hậu lên ngôi Hoàng Thái Hậu hiệu là Shoken (Chiêu Hiến). Thời ông mới bắt đầu cải cách, nên ngoài vợ chính thức là Hoàng Hậu ra, ông còn có bốn Hoàng Phi và 15 người con. Trong đó người con trai trưởng là Yoshihito kế vị  ngôi hoàng đế sau này với hiệu là Đại chính Thiên Hoàng.

Những cải cách đáng ghi nhận của Thiên hoàng Minh Trị

Một trong những điểm đáng chú ý của Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi chính là việc xóa bỏ chế độ Mạc Phủ và ban hành chiếu dời đại bản doanh ở cố đô Kyotō về Tokyo. Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách theo xu hướng tư bản chủ nghĩa và giúp nước Nhật trở thành nước theo thể chế quân chủ lập hiến.
 
Thiên hoàng Minh Trị dời đô về Tokyo

Thiên hoàng Minh Trị dời đô về Tokyo

- Kinh tế:

Chính phủ ban bố các sắc lệnh về cải cách ruộng đất, cho nhân dân tự do mua bán ruộng đất, đo lại ruộng đất và cấp giấy sở hữu đất đai cho người có ruộng thực tế. Ngoài ra, pháp lệnh về thuế được ban hành, theo đó nhà nước đánh thuế ruộng đất bằng tiền thống nhất trong cả nước.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách “Thực sản hưng nghiệp” với quyết tâm xây dựng một nền đại công nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế. Thời điểm này, công nghiệp Nhật Bản cũng có sự nhảy vọt khi đầu tư vào những xí nghiệp lớn có áp dụng công nghệ từ phương Tây.


Một điểm đáng chú trọng thời kì duy tân Minh Trị là việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật từ phương Tây nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Nhật Bản.

- Chính trị - Xã hội:

Tuyên bố “Chính thể thư” nhằm xác định mô hình chính trị của Nhật Bản là Quân chủ lập hiến, quyền lực tập trung vào Thiên hoàng. Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố "tứ dân bình đẳng"
 
Việc cải tạo Nhật Bản phong kiến trở thành một nước tư bản biến nước Nhật đã trở thành một quốc gia Trung ương Tập quyền, bắt đầu đặt nền tảng cho sự hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, cải cách về chính trị vì thế là cải cách có ý nghĩa tiên quyết.

- Về giáo dục: 

Thiên hoàng Minh Trị ban bố chính sách xóa bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến, chỉ còn những giai tầng: Hoa tộc, Sĩ Tộc, Bình Dân. 

Cùng với sự cấp thiết khi chuyển chế độ chính trị, chính phủ Nhật đã nhận thức rất rõ rằng muốn học tập và tiếp thu sự tiến bộ của nền khoa học của phương Tây qua đó đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. 

Nhật Bản cử người đi học và tiếp thu những tinh hoa của Phương Tây tuy nhiên vẫn phải giữ nguồn gốc, đạo đức Nhật Bản. Áp dụng mô hình giáo dục từ các cấp học, kết quả của việc cải cách đã đem tri thức văn hóa phổ cập đến toàn dân nhằm nâng cao dân trí, hơn nữa còn tạo ra một đội ngũ lao động có chất xám phục vụ cho công cuộc cải cách trong thời kì cận đại. 

Cải cách giáo dục là một trong những điều quan trọng nhất của Thiên Hoàng Minh Trị, điều này đã góp phần tạo dựng con người Nhật Bản, những nhân tố giúp đất nước phát triển. 

Hãy xem bài viết: Tính cách và con người Nhật Bản được cả thế giới ngưỡng mộ

- Về quân đội:

Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.

Về sức mạnh của đất nước, Minh Trị đã có những cuộc cải cách về quân sự qua đó cải tổ theo mẫu của phương Tây với lực lượng Lục quân và Hải quân.

 
Nhật Bản theo chế độ Quân chủ lập hiến theo phương Tây

Nhật Bản theo chế độ Quân chủ lập hiến theo phương Tây

 
Năm 1878, chính phủ ban bố “Điều lệnh quân nhân”, trên cơ sở kế thừa luật Busiđô, theo đó binh lính phải trung thành tuyệt đối với Thiên Hoàng, dũng cảm không sợ chết, khi cần thiết phải dám tuốt gươm “mổ bụng”, binh lính phải xem sĩ quan như cha của mình. Có thể nói, Chế độ quân sự và cảnh sát kiểu mới của Nhật Bản là sự hổn hợp giữa tàn dư phong kiến và tư sản.

Quân đội mới đã nhanh chóng trưởng thành và chẳng bao lâu đã giành được thắng lợi qua hai cuộc thử sức trong Chiến Tranh Nhật- Trung (1894- 1895) và trong Chiến Tranh Nhật- Nga (1904- 1905).
 
Qua công cuộc "Duy Tân Minh Trị", Nhật Bản đã có một bước nhảy vọt từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp sang nền tư bản hiện đại, phả triển nhiều mặt và trở thành một cường quốc ngày nay. Những dấu ấn về hoàng đế Minh Trị được người dân không chỉ Nhật Bản mà trên toàn thế giới tôn trọng, lưu giữ.

 
Bảo tàng lưu giữ hình ảnh về vua Minh Trị

Bảo tàng lưu giữ hình ảnh về vua Minh Trị

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang