Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

99% doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu phí vượt mức quy định

04/06/2018
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, qua thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phát hiện sai phạm phổ biến nhất là thu phí đối với người lao động vượt quá mức quy định, đặc biệt là thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Tiếp theo đó là những thị trường như Nhật Bản, Malaysia, Rumani,...

Bộ LĐ-TB&XH kiên quyết thu hồi giấy phép của những doanh nghiệp thu phí quá quy định

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ đã tiến hành thanh tra, xử phạt các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổng số tiền xử phạt là 490 triệu đồng.

Trước đó, năm 2023 và 2017, cơ quan này đã thanh, kiểm tra hơn 60 doanh nghiệp, thu hồi giấy phép và đình chỉ hoạt động của 11 doanh nghiệp, xử phạt 31 doanh nghiệp. Tổng số tiền phạt từ năm 2023 đến hết năm 2023 là gần 4 tỷ đồng.

 
Thu hồi giấy phép lao động các công ty XKLĐ thu phí cao

Thu hồi giấy phép lao động các công ty XKLĐ thu phí cao

 
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, thông qua công tác thanh tra doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát hiện sai phạm phổ biến nhất là việc thu phí đối với người lao động vượt quá mức quy định ở nhiều thị trường lao động, đặc biệt là thị trường Đài Loan (Trung Quốc).

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, để tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, cơ quan này đã ban hành các quy định cụ thể về mức chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, như: phí môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ.

Bên cạn đó, thông tin cụ thể về chi phí để đi làm việc theo các hợp đồng được Bộ LĐ-TB&XH thẩm định cũng đã được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về vốn, nhân sự, cơ sở vật chất,... mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này. Tính đến 29-5-2018 có 328 doanh nghiệp được cấp giấy phép. Các doanh nghiệp phần lớn có trụ sở chính tại Hà Nội và TP HCM.

Xử phạt với doanh nghiệp hoạt động XKLĐ lừa đảo


Theo đó, trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, dự thảo Nghị định đưa ra quy định mức xử phạt đối với những vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ từ 5 triệu đến 200 triệu.

* Trong đó, mức phạt cao nhất từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi:

+ Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

+ Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp mình để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

+ Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho người đã từng quản lý một doanh nghiệp dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Nếu bạn đang muốn đi xuất khẩu lao động, bạn nên tham khảo bài viết:

>> Tránh sập bẫy đi xuất khẩu lao động không khó - Tìm hiểu ngay

* Doanh nghiệp vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chịu mức phạt từ 5 triệu đến 180 triệu đồng

* Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng, mức phạt từ 20 triệu đến 80 triệu đồng.

* Doanh nghiệp vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động chịu mức phạt từ 20 triệu đến 180 triệu đồng

* Vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu

* Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 tháng đến 12 tháng tùy hành vi vi phạm.

Xem thêm bài viết: Danh sách công ty XKLĐ bị thu hồi giấy phép năm 2023
Nguồn: Anninhthudo.vn

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang