Nên đi Nhật theo diện kỹ sư hay xuất khẩu lao động (TTS, thu nghiệp sinh) là một trong những thắc mắc hàng đầu của lao động Việt. Vì vậy hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ đến các bạn 12 điểm khác biệt giữa 2 hình thức này, từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định cho bản thân mình. Chúng ta bắt đầu nhé!
Bạn đã biết Kỹ sư đi Nhật và TTS khác nhau như thế nào?
1. Về tư cách lưu trú:
Đối với kỹ sư đi Nhật, tư cách lưu trú là kỹ thuật, kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế trong khi tư cách lưu trú dành cho TTS có 3 loại là TTS loại 1, TTS loại 2, TTS loại 3.
2. Về thời hạn lưu trú:
- Đối với kỹ sư đi Nhật thì thời hạn lưu trú ở Nhật có thể là 1 năm, 3 năm, 5 năm,..
>>> Tham khảo thêm: Visa kỹ sư đi Nhật có thời hạn bao lâu? Bạn đã biết?
- Đối với TTS: Năm đầu: 6 tháng ~ 1 năm, còn từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm phải gia hạn visa 1 lần.
3. Thời gian được phép làm việc ở Nhật

Thời gian làm việc ở Nhật Bản đối với 2 diện kỹ sư và TTS như thế nào?
Kỹ sư đi Nhật: Không giới hạn thời gian làm việc ở Nhật.
Đối với TTS: nếu đăng ký đơn hàng 1 năm thì thời gian được làm việc ở Nhật chỉ có thể là 1 năm, còn nếu đi đơn hàng 3 năm thì thời hạn tối đa ở Nhật là 5 năm ( 3 năm hợp đồng + 2 năm gia hạn).
Tuy nhiên với Luật mới bạn hành visa kỹ năng đặc định thì người lao động có thể tăng thời gian làm việc ở Nhật thêm 5 năm nữa nếu xin được visa đặc định loại 1, và có thể được vĩnh trú ở Nhật nếu xin được visa kỹ năng đặc định loại 2.
Để biết được TTS sau khi xin được visa kỹ năng đặc định loại 2 thì có được vĩnh trú ở Nhật không hãy đọc chi tiết tại đây
4. Loại hình công việc
Đối với kỹ sư đi Nhật: Công việc chuyên môn cao, phải phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam.
Đối với TTS: Công việc lao động phổ thông và có quy định về loại hình công việc và nội dung trong hợp đồng lao động.
5. Về điều kiện bằng cấp

Đối với kỹ sư đi Nhật: Tốt nghiệp trường senmon ở Nhật trở lên (có bằng chuyên ngành) hoặc là tốt nghiệp cao đẳng tại Việt Nam trở lên (Cao đẳng nghề không được tính). Tùy loại hình công việc, cần có sự liên quan giữa nội dung học ở trường và nội dung công việc.
Đối với TTS: tùy theo từng đơn hàng mà yêu cầu về bằng cấp đối với TTS cũng khác nhau, có đơn hàng chỉ yêu cầu bằng cấp 2, có đơn hàng lại yêu cầu bằng cấp 3.
>>> Tham khảo thêm: Không có bằng cấp, đi XKLĐ Nhật Bản được không?
6. Chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội,…
Đối với diện kỹ sư: Chế độ giống như nhân viên người Nhật, nhiều chế độ lương, thưởng hàng năm, cần tham gia bảo hiểm xã hội, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động.
Đối với diện TTS: Tính theo tiền lương cơ bản của từng khu vực thường là chế độ lương theo giờ, theo ngày, cần tham gia bảo hiểm xã hội, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động.
7. Chuyển việc

Đối với kỹ sư đi Nhật: Có thể chuyển việc giống nhân viên chính chức tùy vào từng công ty sẽ khác nhau.
Đối với TTS: Về nguyên tắc là không thể (có thể được cho phép về nước giữa chừng). Tuy nhiên thì khi TTS xin được visa kỹ năng đặc định thì có thể chuyển việc.
Tham khảo thêm: Visa kỹ năng đặc định có thể chuyển việc được không?
8. Thời gian chờ cấp visa
Đối với kỹ sư đi Nhật: Giống như nhân viên người Nhật (Thông thường, sẽ mất 1~2 tháng để nhận được visa lao động).
Diện TTS: Trước khi đến Nhật, cần phải học tiếng Nhật, làm đơn xin cấp thị thực… mất khoảng 4 tháng. Sau khi đến Nhật, mất thêm 1 tháng để đào tạo.
Trên đây chúng tôi vừa điểm qua 8 sự khác biệt cơ bản giữa 2 hình thức đi Nhật làm việc diện kỹ sư và diện TTS. Mong rằng qua bài viết các bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi nên đi Nhật diện TTS hay diện kỹ sư. Chúc thành công!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.