Nhật Bản đang là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất đối với lao động Việt Nam, chỉ tính riêng từ tháng 11 năm 2023 đã có hơn 16.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, số lượng này cho thấy việc xuất khẩu lao động tăng mạnh tăng 160% so với năm 2023. Như vậy, cơ hội cho lao động Việt Nam năm 2023 càng trở nên rộng lớn hơn vì năm nay mọi chỉ tiêu, thủ tục, hay chi phí sẽ giảm mạnh hơn so với năm 2023.
Mọi thứ bớt khắt khe hơn nhưng không hẳn là mọi thứ sẽ dễ dãi. Dưới đây Chúng tôi chúng tôi tổng hợp kiến thức cơ bản nhất mà những ai khi tham gia nên nắm được để có thể định hướng cho bản thân một cách chính xác nhất.
Trước khi đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu thông qua các công ty người lao động nên chủ động hỏi rõ ràng về mức tiền cũng như nội dung mỗi khoản chi phí phải nộp là bao nhiêu, tiền đặt cọc như thế nào.
Mọi thông tin thắc mắc về chi phí có thể gửi email hoặc gọi trực tiếp nhân viên công ty sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn
Hiện nay, hầu hết các khoản chi phí đi xuất khẩu tại Nhật Bản đều có xu hướng giảm, mức giảm cụ thể như sau:
- Đơn hàng liên quan đến xây dựng phí xuất cảnh còn 4500 usd đến 5500 usd – Đã bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển trọn gói vào khoảng 800 usd đến 1000 usd.
- Đơn hàng nông nghiệp phí xuất cảnh còn khoảng 5000 usd – Không phải đặt cọc. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 1000 usd.
- Đơn hàng cơ khí như, tiện, hàn… phí xuất cảnh là 6000 usd, bỏ đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 1000 usd đến 1200 usd.
- Đơn hàng điện tử phí xuất cảnh từ 6000 đến 6500 usd – tiền đặt cọc chống trốn khoảng 1000 usd. Tiền ăn + ở+ học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 1000 usd đến 1500 usd.
- Đơn hàng làm trong nhà máy xí nghiệp như: Thực phẩm, thủy sản, đóng gói, lắp ráp thì phí xuất cảnh từ 5000 usd đến 6000 usd – Tất cả bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 1000 usd đến 1200 usd.
- Đơn hàng may mặc phí xuất cảnh giảm còn 3000 usd đến 4000 usd tùy từng đơn hàng – Bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn . Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 usd đến 1000 usd.
- Đơn hang Thủy sản phí xuất cảnh giảm còn khoảng 4000 usd 5000 (tùy từng đơn hàng: Nuôi trồng thủy sản phí khoảng 4000 – 4500 usd, chế biến thủy sản 4500 – 5000 usd) – Bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn . Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 usd đến 1000 usd.
- Một số đơn hàng khác phí xuất cảnh khoảng từ 4.000 – 5.500 usd. Bỏ đặt cọc choonhs trốn + Tiền ăn + ở + học + phụ phí khoảng 1.200 usd.
Cụ thể chi tiết về chi phí đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản năm 2023 các bạn có thể tìm hiểu tại đây
Đây là những câu hỏi khá phổ biến của những người lao động, bởi rất ít người muốn đi xuất khẩu lao động vì sở thích hay vì muốn sang bên nước bạn tham quan mà hầu như người lao động tham gia chương trình này đều là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ở mức trung bình, khó khăn vậy thì lấy tiền đâu ra để đi sang đó là một vấn đề khá khúc mắc. Nhưng đừng lo, các bạn có thể liên hệ với các ngân hàng trên toàn quốc (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank, ngân hàng Vietinbank, ngân hàng chính sách tại địa phương...) họ sẽ trợ giúp các bạn về thủ tục vay vốn khi đi.
Nhân viên tại các ngân hàng sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về thủ tục đăng ký vay vốn ngân hàng
Để hiểu rõ hơn về việc hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng ra sao người lao động có thể tham khảo chi tiết tại đây
Thông thường khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản các ngành nghề thì mức thu nhập hàng tháng mà người lao động thường kí ở các doanh nghiệp rơi vào khoảng 125.000 - 160.000 Yên/ tháng (tương đương với 22.5 - 27 triệu VNĐ/ tháng chưa kể làm thêm ngoài giờ). Đây là mức lương cơ bản của người lao động nhận được, nhưng có những ngành mức lương cao hơn tùy theo công việc. Mức lương cao nhất mà người lao động nhận được lên tới 180.000 Yên/Tháng.
Bạn Dũng chia sẻ về mức lương mình nhận được trong 1 tháng làm việc tại Nhật Bản
Niềm vui lớn cho những người lao động khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản là có sự tăng mạnh về mức lương trong năm 2023 này. Điều này cho thấy sự chuyển biến khá lớn về tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản. Mọi thông tin về việc tăng mức lương các bạn có thể tham khảo tại đây
Các lao động cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký tham gia làm việc tại Nhật Bản theo các chương trình và theo những gì mà bên phía đối tác yêu cầu. Các giấy tờ yêu cầu phải chính xác về thông tin, phải giữ gìn sạch sẽ không được nhăn, để trong túi hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ phải có đầy đủ và theo mẫu định sẵn
Để tránh trường hợp xảy ra sơ xuất khi nộp hồ sơ các bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Các bạn nên đọc kỹ một số lỗi thường gặp khi làm hồ sơ xuất khẩu lao động để tránh việc sai sót.
Các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản ở các công ty môi giới trong nước thường đảm bảo theo 8 bước:
Bước 1: Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh
Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ
Bước 3: Đào tạo định hướng làm việc Nhật Bản cho thực tập sinh
Bước 4: Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp
Bước 5: Đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản
Bước 6: Xin visa/thị thực Nhật Bản
Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh
Bước 8: Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản
Sơ đồ quy trình tuyển chọn cũng như làm việc tại Nhật Bản
Chỉ cần làm tốt theo các bước nêu trên người lao động đã đủ điều kiện tham gia các đơn hàng xuất khẩu lao động. Các quy trình tuyển chọn cụ thể các bạn có thể truy cập tại đây.
Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày. Do Nhật có rất nhiều ngày nghỉ lễ nên đây là cơ hội tìm kiếm thêm thu nhập nếu người lao động được xí nghiệp tạo điều kiện tăng ca
Có rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn nếu có nhu cầu đi làm thêm ngoài giờ hành chính
Đa phần lao động khi tham gia xuất khẩu lao động đều có cơ hội làm thêm ngoài giờ nhất là các lao động tham gia tuyển chọn ngành may mặc, chế biến thực phẩm, nông nghiệp... đây cũng là cơ hội tốt cho các bạn kiếm thêm thu nhập hàng tháng để chi trả mọi khoản phí khi sống tại nơi làm việc. Các thông tin về việc làm thêm giờ các bạn có thể tham khảo qua bài viết này.
Theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội, lao động khi sang Nhật làm việc phải ký quỹ (đặt cọc) khoản tiền tương đương 3000 USD tại ngân hàng. Số tiền này người lao động sẽ được lấy lại ngay sau khi hết hợp đồng và trở về nước theo đúng hạn quy định.
Số tiền đặt cọc mà người lao động phải nộp sẽ được trả lại ngay sau khi hết hợp đồng
Nhật Bản thị trường lao động nổi tiếng là khó tính, khắt khe trong việc tuyển chọn và đào tạo. Trong khi đó người lao động thường nhận thức đơn giản, muốn đi nhanh, phí rẻ, và hay nhìn về trước mắt nên rất dễ bị các công ty không uy tín lừa đảo dụ dỗ để kiếm tiền riêng.
Người lao động nên cảnh giác và tìm hiểu các công ty trước khi tham gia chương trình
Trên đây là những thủ đoạn tinh vi mà người lao động rất dễ bị lừa. Các bạn có thể tham khảo thêm
Hợp đồng trước lúc tham gia xuất khẩu sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho người lao động
- Thu nhập người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 4 thị trường truyền thống của lao động nước ta
- Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm
- Hiếm thị trường xuất khẩu lao động nào chuẩn được như Nhật Bản, sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả một số tiền bảo hiểm khá lớn (hơn 100tr sau 3 năm làm việc)
- Được nhiều tổ chức quản lý và bảo hộ, nghiệp đoàn là cơ quan quản lý chung cho thực tập sinh trong một khu vực – đảm bảo rất tốt về y tế, sinh hoạt
Để tránh gặp rủi ro không đáng có các bạn nên tham khảo bài viết này để tránh.
Tuy Nhật Bản là một nước xuất khẩu lao động tốt nhất tại Việt Nam, hàng năm số lượng người lao động sang Nhật làm việc là khá lớn nhưng không phải trong số đó ai cũng trụ lại được. Có người cho rằng làm việc ở đây rất tốt, rất thoải mái, chuyên nghiệp sẽ giúp ích được mình nhiều về tay nghề nhưng lại có nhiều người nghĩ khác tùy theo từng ngành nghề họ đang làm.
Do các vấn đề và các trường hợp khác nhau mà nhiều người lao động phải bỏ về nước sau khi sang làm việc được một thời gian
Tưởng dễ nhưng không hề dễ
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Ngoài ra, người lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d.
Như vậy, ngoài việc trả khoản tiền phạt như đã cam kết, bạn còn có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng do đã “bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng”.
Một số vấn đề có liên quan về hợp đồng lao động các bạn nên chú ý
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
Nguyễn Văn Luân
13:08 09/03/2017
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại