Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Bộ trưởng trả lời chất vấn về hiện trạng lừa đảo XKLĐ hiện nay

10/06/2018
Sáng 5-6, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung lần đầu trả lời chất vấn các vấn đề của ngành lao động. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận tình trạng cò mồi, môi giới lao động, lạm thu phí và trốn tránh trách nhiệm của nhiều công ty xuất khẩu lao động là có thật.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn về vấn đề liên quan XKLĐ

Có hay không hiện trạng các doanh nghiệp XKLĐ mang con bỏ chợ?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động“đem con bỏ chợ” khiến cho người lao động lâm vào hoàn cảnh bơ vơ, thêm nợ nần... 

“Theo báo cáo, qua hai năm 2023, 2017, bộ đã kiểm tra, thanh tra 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài thì có đến 42 doanh nghiệp vi phạm,” đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy dẫn chứng và đặt câu hỏi về trách nhiệm của bộ trưởng.



Các chiêu trò lừa đảo XKLĐ hiện nay

Làm thế nào để giải quyết thực trạng lừa đảo XKLĐ?

Cũng liên quan đến thực trạng này, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng trong thời gian qua nhiều văn phòng, công ty xuất khẩu lao động trái phép, công ty cò thành lập tràn lan, đăng tải thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động trên Internet để lừa gạt, lấy tiền người lao động rồi bỏ trốn.

>> Tránh bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động Nhật Bản không khó!

Điều này làm không ít người lao đao, khốn đốn và rơi vào cảnh nợ nần, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, người dân tộc thiểu số. Đại biểu Dương Tấn Quân đã chất vấn bộ trưởng về giải pháp khắc phục tình trạng này.

Trả lời những vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận tình trạng cò mồi, môi giới, lạm thu phí, trốn tránh trách nhiệm là có thật. Vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có hai văn bản chỉ đạo vấn đề này.

Đặc biệt cách đây nửa tháng Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 18 giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, trong đó yêu cầu chấn chỉnh những việc sai phạm trong nước và giải quyết những bất cập hiện nay đang tồn tại của người lao động Việt Nam ở nước ngoài.

“Chúng tôi cùng với các bộ đang xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng về xử lý cũng như ngăn chặn tình trạng này, thời gian vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức cuộc gặp mặt, đối thoại với 282 doanh nghiệp. Đối thoại tất cả gì khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ nhưng đồng thời cũng yêu cầu chấn chỉnh, ông nói.

Theo Bộ Trưởng Đào Ngọc Dung, bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp phải thông báo công khai với các địa phương về nhu cầu, mức thu, lệ phí thu và địa bàn cũng như công việc mà người lao động khi tiếp cận thị trường.

“Doanh nghiệp phải công khai mức phí của từng địa bàn, môi giới bao nhiêu, lệ phí phía nước ngoài thu bao nhiêu, người lao động phải đóng góp bao nhiêu. Riêng hai chương trình EPS và IM Japan không thu phí, phi lợi nhuận” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Cung cấp thêm thông tin về tình hình thanh tra, chấn chỉnh các doanh nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay thời gian qua đã thanh tra 51 doanh nghiệp, phát hiện 338 sai phạm và ban hành 24 quyết định xử phạt hành chính trong năm 2023 với số tiền phạt là 3,227 tỉ đồng.

“Đồng thời, trong thời gian vừa qua đã thu hồi giấy phép hoạt động của năm doanh nghiệp, đình chỉ tạm thời 25 doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có cả bề dày hoạt động về xuất khẩu lao động 25 năm nhưng vẫn bị đình chỉ và thu hồi giấy phép” -  người đứng đầu ngành lao động nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cam kết trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ các địa phương giám sát kỹ các doanh nghiệp trong quá trình thu phí để công khai, minh bạch. Nếu cần thiết có thể tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không chăm lo cho người lao động ở nước ngoài.

Nguồn: http://plo.vn

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang