Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Xuất khẩu lao động Việt Nam: Còn xem nhẹ đào tạo định hướng, giáo dục

08/07/2014
Xuất khẩu lao động là con đường giúp nhiều gia đình, lao động phổ thông có công việc ổn định, thu nhập cao và đổi đời. Song, chính bởi có được nguồn thu nhập cao nên nhiều trường hợp  “bỏ của chạy lấy người”, trốn ra ngoài không về nước khi hết thời hạn lao động bên nước ngoài dẫn đến tỷ lệ lao độngViệt Nam cư trú bất hợp pháp gia tăng trong thời gian vừa qua.
 
xuất khẩu lao động

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng này là thiếu chặt chẽ trong giáo dục định hướng, đào tạo chất lượng giáo dục, bên cạnh xuất phát từ ý thức bản thân của người lao động.

Bất đối xứng thông tin từ ba phía: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH),sự chênh lệch về số lượng lao động "xuất ngoại" ở các tỉnh thành khá rõ rệt. Tỉnh thành có số lượng "xuất ngoại" nhiều nhất vẫn là những tỉnh thành có truyền thống xuất khẩu lao động như Nghệ An và Thanh Hóa ; thấp nhất là Trà Vinh và Lai Châu .

 
lao động xuất khẩu

Tổng kết năm 2013, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 88.000  người, chủ yếu vẫn là những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản , Malaysia..,

Thị trường Đài Loan dẫn đầu về xuất khẩu lao động với hơn 43.000 lao động,Malaysia với hơn 12.000 người lao đông,  thứ ba là Nhật Bản đã đưa gần 10.000 người lao động, cuối cùng là thị trường Hàn Quốc – là thị trường trong năm 2013 phải tạm đóng cửa nhưng trong năm qua cũng đưa gần 5.000 lao động sang làm việc.

Ở một khía cạnh khác, năm 2023  Bô Lao động thương binh  và xã hội đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng tràn lan lao động không giấy phép càng phức tạp, lao động chui, cư trú bất hợp pháp ngày càng gia tăng.

Thoạt nhìn, có vẻ những dấu hiệu trên không liên quan đến nhau, nhưng nếu soi bản chất của vấn đề, cả hai đều xuất phát từ nguyên nhân Bất đối xứng thông tin.

Hiểu đơn giản, bất đối xứng thông tin là góc độ "nhìn" thông tin giữa ba "chủ thể" không giống nhau. Dưới góc độ của mình, người lao động đa phần chỉ nhìn thấy thông tin có sẵn mà nhà môi giới cung cấp. Ngược lại, nhà môi giới dù vô tình hay cố ý, sẽ "nhìn" thông tin giới thiệu người lao động dưới góc độ "đẹp nhất", có lợi nhất về mình. Còn cơ quan quản lý, hiệp hội liên quan đến lao động thì việc có được một cái nhìn toàn diện, đúng đắn về thông tin, cũng như hai chủ thể nói trên vẫn còn đang hoàn thiện.

Cần nâng cao giáo dục định hường, ý thức lao động

Chúng ta không thể viện hết vào lý do bất đối xứng thông tin mà hay xuất phát từ những nguyen nhân gốc rễ, sâu sa, nền tảng ý thức của người lao động Việt Nam, đó chính là giáo dục đinh hướng.

 
đào tạo lao động

Câu chuyện giáo dục vẫn mở đầu bằng tư duy thấy lợi ích trước mắt của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà xu hướng tuyển lao động Việt Nam ở một số công ty đang có dấu hiệu giảm dần.

Hàn Quốc là thị trường truyền thống và thu hút lượng lớn nguồn lao động đi xuất ngoại đã phải tạm đóng cửa trong năm 2013. Một trong những nguyên nhân chính, một số công ty Hàn Quốc phản ảnh là một bộ phận người lao động Việt Nam chuyển công ty với lí do không chính đáng. Giải đáp cho động thái  người Việt Nam, ông Kim Chong Hyo, Phó chủ tịch cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) chia sẻ hễ có lương cao hơn thì họ có xu hướng "bỏ trốn hoặc xin chuyển ngay" khiến nhà tuyển dụng càng mất lòng tin.

Dưới góc độ giáo dục, thì vấn đề này có thể được nhìn nhận từ hai phía: chủ quan và khách quan.Về góc độ chủ quan, do bản thân người lao động chưa tập cho mình trạng thái chủ động. Trong thời đại "số", việc tìm nguồn thông tin là không hề khó. Chưa kể, đa phần tại các tỉnh, thành phố đều có cơ quan, liên đoàn lao động sẵn sàng hỗ trợ người lao động. Bản chất của vấn đề này là cách dạy và học theo kiểu "thụ động", hình thành nên thói quen "ngại" tìm hiểu của người thanh niên.

Về góc độ khách quan, hoàn cảnh thiếu thốn buộc người lao động chọn giải pháp "cầu may" bằng công việc xa xứ. Điều này vừa là lựa chọn mang tính "vừa đáng khen, vừa đáng chê". Nhu cầu tìm kiếm lợi ích là không có gì sai nhưng đặt niềm tin hoàn toàn vào nhà môi giới thì quả là đáng trách. Từ đó, nhiệm vụ đặt ra trước mắt của giáo dục không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cần thiết trong cuộc sống và làm việc, mà còn phải cung cấp khả năng xử lý tình huống hay còn gọi là "kĩ năng mềm" cho người học.

Hành động cần hơn lời nói

Chiếc phễu xuất nhập khẩu lao động đang ngày càng được phía nước xuất và nước nhập siết chặt. Theo đó thì để có được tấm vé xuất ngoại, người lao động phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ. Vấn đề đào tạo cần được đặt ra trước chứ không phải là sau khi sang xứ người như nhiều người lao động vẫn nhầm tưởng.

Tuy nhiên, để giải quyết tận nguồn "bộ phim" thị trường xuất nhập lao động Việt Nam đang thừa thiếu "diễn viên" thì "đạo diễn" giáo dục phải định hướng được vai trò của mình ngay từ đầu. Bởi lẽ thay đổi thành tư duy chủ động, biết so sánh lợi trước mắt - lợi lâu dài cũng như ứng dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống là câu chuyện không phải ngày một ngày hai.

Đào tạo phải bài bản, hợp lý và càng sớm càng tốt là bí quyết để có một đội ngũ lao động chuyên nghiệp. Tưởng chừng như chẳng liên quan đến nhau, nhưng nếu nhìn xuất nhập khẩu lao động từ lăng kính giáo dục, sẽ thấy được nguyên nhân và cả giải pháp cho vấn đề này. Để xuất nhập khẩu lao động "cất cánh" thì đào tạo bài bản nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục định hướng là vấn đề tiên quyết.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang