Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Xuất khẩu lao động nước ngoài năm 2014 vượt mốc 100.000 người/năm

29/12/2014
Theo thông tin từ Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội) cho biết số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 ước tính đạt 105 nghìn lao động, trong đó có khoảng 30%  lao động nữ. So với kế hoạch đề ra cả năm 90.000 LĐ, đến thời điểm này ước tính cả nước đưa đi được 105.000 lao động,  đạt 110%. Tại các thị trường trọng điểm truyền thống, số lượng lao động đưa đi tăng đáng kể so với năm 2013 như Đài Loan hơn 60.000 lao động (tăng 14.000); Nhật Bản gần 20.000 lao động (tăng 10.400); Hàn Quốc gần 7.000 lao động (tăng gần 1.500)...
 
xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021

PV: Năm 2014 được đánh giá là năm tương đối thuận lợi đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Tống Hải Nam: Năm 2014 không hoàn toàn là một năm thuận lợi đối với lĩnh vực hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh một số thuận lợi như nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam của một số thị trường lao động như Nhật Bản, Đài Loan tăng đáng kể trong năm nay; nguồn cung lao động cho thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam rất dồi dào; trình độ tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật của đại bộ phận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được cải thiện. Đồng thời, Nhà nước ngày càng quan tâm tới hoạt động này và có nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động này.

Tuy nhiên, cũng không ít khó khăn, khi nhu cầu tiếp nhận lao động của nhiều quốc gia chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới; sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cung ứng lao động. Trong khi đó, chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao, còn phát sinh các vụ việc liên quan đến vi phạm kỷ luật của lao động Việt Nam ở nước ngoài; nhiều cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài lợi dụng, thu tiền của người lao động một cách bất hợp pháp; nhất là tình trạng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bỏ hợp đồng hoặc không về nước sau khi hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục diễn ra ở những thị trường xuất khẩu tiềm năng.

PV: Hiện nay, thị trường Nhật Bản được đánh giá là thị trường lao động tiềm năng. Ông có thể cho biết nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của thị trường Nhật Bản trong thời gian tới?

Ông Tống Hải Nam: Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của thị trường Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Tuy nhiên, trong khoảng ba năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may, trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2023, trong năm năm từ năm 2023 đến 2021 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây.

Vì vậy, trong thời gian tới, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.

Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Ngày càng có nhiều cơ hội cho các lao động Việt Nam sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.

PV: Ông đánh giá thế nào về cơ hội tiếp nhận lao động có trình độ cao của Việt Nam của các thị trường trong thời gian tới?

Ông Tống Hải Nam: Nhu cầu tiếp nhận lao động trình độ cao của các quốc gia tiếp nhận lao động vẫn luôn có, tuy nhiên lao động Việt Nam không có nhiều cơ hội do chưa được các quốc gia tiếp nhận tin cậy về trình độ, tay nghề, và ngoại ngữ. Trước đây, lao động trình độ cao của Việt Nam chỉ có cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc (theo chương trình thẻ vàng) nhưng với số lượng rất hạn chế, và một số chuyên gia đi làm việc ở các quốc gia nhưng theo hình thức cá nhân. Hai năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước hơn khi Cục Quản lý lao động ngoài nước được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giao trực tiếp thực hiện hai chương trình hợp tác với Nhật Bản và Đức trong việc tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam sang làm việc tại hai quốc gia này.

PV: Bên cạnh việc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình lao động làm việc ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời xử lý kịp thời những vi phạm kỷ luật của người lao động làm ảnh hưởng đến thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng cơ quan chức năng cần theo dõi, hỗ trợ và phát huy khả năng của lực lượng lao động này khi về nước. Quan điểm của ông và kế hoạch của Cục Quản lý lao động ngoài nước trong thời gian tới về vấn đề này?

Ông Tống Hải Nam: Phải thừa nhận rằng chính sách hiện hành của Nhà nước đối với người lao động sau khi về nước còn rất chung chung, chưa cụ thể, sát sao. Trong thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ cùng các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp theo dõi đầy đủ, cụ thể, hiệu quả đối với từng lao động khi về nước, nhằm giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội, nhanh chóng có việc làm phù hợp và tận dụng được tối đa những kiến thức, kinh nghiệm mà họ tích lũy được trong thời gian làm việc ở nước ngoài; cũng như tư vấn để người lao động và gia đình của họ để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn đã tích lũy được.

 
Theo Báo Nhân dân

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang