Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sống dựa vào “Cò lao động”

07/09/2014
Xuất khẩu lao động đi nước ngoài luôn là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội, người lao động và nhiều chính quyền địa phương các cấp. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hợp pháp muốn tiếp cận một cách gần nhất,cung cấp đẩy đủ thông tin chi tiết chương trình xuất khẩu đến tận tay ngươi lao động. Nhưng hiện tại, đang có một nghịch lý, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải sống dựa vào “Cò lao động”, không những không cạnh tranh nổi với “Cò ” mà còn phải bắt tay với “cò” để cùng tồn tại.
 
xuất khẩu lao động Nhật Bản

Ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Nhật Minh cho biết: “Khi về huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An chúng tôi đã bỏ nhiều kinh phí để tuyên truyền, vận động người lao động đi xuất khẩu lao động. Đến 10 xã, khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được 10 người đi xuất khẩu lao động; trong khi đó, chỉ một 'cò' đã gửi cho công ty 8 người lao động."
 
Nghịch lý doanh nghiệp sống dựa vào “cò” đang diễn ra. Trong những đơn hàng đưa người đi xuất khẩu lao động, hơn nửa số lao động mà doanh nghiệp có được chủ yếu qua “cò” giới thiệu. Khi có nhu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp thông báo với “cò" và trong một thời gian ngắn “cò” đã gửi hộ chiếu của người lao động cho doanh nghiệp.
 
Trong khi đó, doanh nghiệp không hề biết thông tin về người lao động như địa chỉ ở đâu, số điện thoại liên lạc. Bản thân người lao động cũng không được học tiếng, giáo dục định hướng, học phong tục tập quán của nước sẽ đi xuất khẩu lao động hay qua các lớp đào tạo cơ bản khác. Đến ngày lên đường, doanh nghiệp mới biết được người lao động. Ông Nguyễn Trường Giang thừa nhận: “Chúng tôi biết như vậy là sai với quy định nhưng vẫn phải chấp nhận để vừa có người lao động để đi xuất khẩu làm việc vừa không mất mối "cò."

 
xuất khẩu lao động
 
Ngay Công ty cổ phần nhân lực quốc tế Việt có trụ sở đóng tại Hà Nội cũng lựa chọn cán bộ tuyển dụng là người địa phương. Bà Lưu Thị Ngọc Túy, Giám đốc Công ty cổ phần nhân lực quốc tế Việt, lý giải: “Không phải tháng nào doanh nghiệp cũng tuyển dụng người lao động đi làm việc nước ngoài. Công việc này phải căn cứ vào đơn hàng yêu cầu chỉ tiêu, số lượng của công ty bên nước bạn, khi đó doanh nghiệp mới triển khai. Nếu thành lập cả một bộ máy ở cơ sở, rồi chi phí để nuôi bộ máy thì khá tốn kém. Bởi vậy, giải pháp doanh nghiệp đưa ra là tuyển dụng cán bộ người địa phương, họ vẫn được trả lương, thưởng, bảo hiểm bình thường. Còn những người này có liên kết với người nào nữa để cùng tuyển dụng thì doanh nghiệp không quản lý được."
 
Có uy tín lâu năm trên địa bàn Nghệ An nhưng Công ty cổ phần Việt Hà-Hà Tĩnh vẫn phải “hợp tác” với “cò.” Từ đầu năm đến nay, trong số 600 lao động đi làm việc tại Malaysia thì có khoảng 50 lao động đến với Công ty qua lời giới thiệu của đối tượng này.
 
Hiện, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh thẩm định, giới thiệu về các địa phương tuyển lao động.
 
Bình quân mỗi năm Nghệ An đưa được từ 11.000-12.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại các nước (chiếm trên 1/3 số lao động được giải quyết việc làm hàng năm), đưa tổng số lao động Nghệ An đang làm việc tại các nước lên hơn 55.000 người.
 
Hằng năm nguồn ngoại tệ của người lao động chuyển về quê hương qua các ngân hàng thương mại hơn 110 triệu USD (chưa tính số ngoại tệ người lao động mang trực tiếp về và chuyển về bằng các hình thức khác).
 
Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có chức năng cung ứng người lao động và đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn phải dựa vào “cò.”
 
Tại huyện Yên Thành, có 15 công ty làm công tác xuất khẩu lao động. Ông Phạm Xuân Tuyết, Trưởng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện cho biết công ty về rất nhiều nhưng hiệu quả mà các công ty mang lại chưa cao. Một số công ty chỉ về đăng ký và tuyển dụng chứ chưa “bám đội lội đồng” để tuyên truyền cho dân hiểu về chủ trương, chính sách và lợi ích đi xuất khẩu lao động.
 
Mỗi công ty có một nhân viên hoạt động ở cơ sở, có công ty chỉ tư vấn qua điện thoại. Thông thường, họ hợp đồng với một người địa phương để trả lương, trả bảo hiểm để tìm người đi xuất khẩu lao động chứ công ty không trực tiếp xuống tuyển dụng.
 
Chị Vũ Thị Linh, cán bộ chính sách xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, cho biết trên 10 năm làm công tác xuất khẩu lao động nhưng chưa gặp nhân viên nào của công ty xuất khẩu lao động nào đến làm việc. Các công ty không thông qua chính quyền xã để tuyển mà qua nhiều kênh, nhiều đối tượng khác để tuyển dụng.
 
Tương tự, Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đô Lương cũng cho biết nhu cầu đi xuất khẩu lao động của dân rất lớn, trong khi đó các công ty chưa nắm bắt được nhu cầu của dân.
 
Trên địa bàn huyện Đô Lương, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động hoạt động rất cầm chừng. Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện nhưng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không cao.
 
Lý giải thực trạng trên, ông Lê Văn Thúy, Trưởng Phòng Việc làm-Lao động-Tiền lương-Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An) cho biết xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chứ không phải các công ty chỉ chuyên về lĩnh vực này. Điều này dẫn đến hạn chế của công ty trong việc đưa ra chiến lược hoạt động, kể cả tổ chức bộ máy, thị trường hoạt động. Ngay việc bố trí cán bộ xuống cơ sở cũng không thường xuyên. Mỗi khi về địa phương họ đều phải thông qua “cò” để tìm người đi xuất khẩu lao động.
 
Rất ít trường hợp có uy tín như Công ty cổ phần Việt Hà-Hà Tĩnh, Công ty cổ phần công nghiệp ôtô Việt Nam, Công ty cổ phần Simco Sông Đà có qua chính quyền địa phương để tìm đầu mối. Có trường hợp lại buông lỏng bộ phận quản lý đầu mối. Cũng vì không thường xuyên được tiếp xúc nên mức độ tin cậy của người lao động với các doanh nghiệp chưa cao. Quá trình thực hiện các cam kết của doanh chưa đúng với thời hạn quy định khiến người lao động mất lòng tin./.  

 
Bích Huệ

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang