Công việc của người xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may
Công việc và cuộc sống sinh hoạt
Công việc may mặc tại Nhật Bản cũng không quá vất vả đối với người lao động. Người lao động được làm việc trong các nhà xưởng, không cần lo lắng về việc phải làm việc ở ngoài trời, dầm mưa, dãi nắng…
Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày. Trong quá trình làm việc, người lao động được cung cấp đầy đủ những công cụ tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc.
Những người lao động ngành dệt may có nhà riêng để sinh hoạt. Xí nghiệp chọn nơi sinh hoạt cho công nhân thì luôn chú trọng đến các điều kiện như: Điện, nước, gas, điều hòa… Nếu thiếu một trong những yếu tố này không đảm bảo được đời sống của người lao động thì các xí nghiệp đã vi phạm vào luật tiếp nhận lao động.
Mức lương ngành dệt may tại Nhật Bản khá cao
Nếu so sánh thu nhập của người lao động ngành dệt may với ngành nghề nặng nhọc hơn như: Ngành xây dựng hay ngành cơ khí thì người lao động ngành dệt may có mức thu nhập thấp hơn những ngành đó.
Mức lương của người lao động ngành dệt may được đánh giá là khá cao
Tuy nhiên theo đánhg giá thì mức lương của người lao động so với công việc ngành dệt may được đánh giá là khá cao. Mức thu nhập trung bình của người lao động khoảng từ 135.000 – 145.000 Yên/tháng (tương đương 26.7 – 28.7 triệu VNĐ/tháng). Ngoài ra, các công việc trong ngành dệt may tăng ca nhiều. Do vậy, mà người lao động sẽ kiếm được nguồn thu nhập lớn nhờ cao việc làm thêm và tăng ca.
>>>> Mức lương tăng ca của người xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc
Công việc ngành dệt may với người lao động Việt Nam
Khi đi xuất khẩu lao động ở một nước nào đó thì chắc chắn sẽ có những thuận lợi và những khó khăn riêng. Do đó, cuộc sống làm việc ở nước ngoài có thể tốt hơn nhưng công việc có thể sẽ áp lực hơn nhiều.
Công việc ngành dệt may rất phù hợp với người lao động Việt Nam
Những thuận lợi và bất lợi trong ngành may mặc xuất khẩu lao động Nhật Bản:
Thuận lợi
Ngành dệt may là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động lớn, do vậy mà khả năng trúng tuyển của ứng viên cao.
Chi phí xuất cảnh được đánh giá là thấp hơn các ngành khác
Các yêu cầu tuyển dụng không quá khắt khe với người lao động.
Công việc không có nhiều nguy hiểm hay năng nhọc.
Khi có đơn hàng thì công nhân được làm việc tăng ca nhiều và trong thời gian dài, do đó mà họ có thể kiếm được nguồn thu nhập lớn từ việc tăng ca.
Bất lợi
Mức lương của người lao động ngành dệt may thường thấp hơn những ngành nghề nặng nhọc xuất khẩu lao động khác như: Ngành xây dựng, ngành cơ khí…
Người lao động làm việc trong xưởng có thể có nhiều tiếng ồn, có thể dễ gây căng thẳng cho người làm việc
Ngành may mặc đòi hỏi yêu cầu về thời gian và độ chính xác của sản phẩm cao. Trong quá trình làm việc, hầu như không có thời gian chết mà sẽ làm liên tục.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ tìm được ngành nghề yêu thích khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.