Những quy tắc vàng cần thiết dành cho những bạn đang có ý định đăng kí tham gia chương trình Xuất khẩu lao động Nhật Bản
1. Không phải là đi du lịch hay hái ra tiền
Xuất khẩu lao động thực chất là đi làm thê cho các doanh nghiệp
Nhiều người cho rằng: “ Đi xuất khẩu lao động là một chuyến đi du lịch tới một miền đất mới thật là tuyệt vời. Cộng thêm Đi xuất khẩu vài năm là sẽ có một đống tiền mang về để hưởng thụ.” Đây là một quan niệm hết sức lỗi thời. Các bạn phải biết rằng: đi xuất khẩu lao động là đi làm thuê, làm mướn cho người ta. Họ bắt làm gì thì phải làm đấy, phải thực hiện các yêu cầu ( hợp pháp) của người chủ lao động, có thể phải làm theo định mức hoặc sản lượng.
Tiền lương và thu nhập đi xuất khẩu lao động sẽ được tính theo hợp đồng đã thỏa thuận, công việc có nặng nhọc, vất vả cũng phải gồng mình, gắng sức mà làm. Muốn tăng thu nhập chỉ còn 1 cách duy nhất là: Làm thêm giờ. Mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Chính vì vậy đây là một chuyến công tác xa nhà vất vả. Phải có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hợp lí. Một điều hiển nhiên, khi bạn nỗ lực phấn đấu, chăm chỉ làm việc thì những buổi dã ngoại đó đây, thay đổi không khí, để hiểu thêm về văn hóa đất nước mình đang sống là những gì bạn đáng được hưởng.
2. Tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy của doanh nghiệp, phong tục tập quán của nước sở tại.
Tuân theo mọi quy định của đất nước sở tại
Phần đông người lao động đi xuất khẩu thường xuất thân từ nhà nông, nên thành phần dân trí thấp và không quen với các tác phong của các xí nghiệp nước ngoài. Từ cung cách đi lại, làm việc hay đơn giản là ăn uống đều bị quản lý chặt chẽ, khắt khe.
Ngoài giờ làm việc, bạn có dịp tiếp xúc với người địa phương, phải tôn trọng phong tục tập quán của họ, văn hóa tín ngưỡng nơi xứ người.
3. Không sa vào tệ nạn xã hội, không phạm pháp
Nhiều lao động trẻ Việt Nam khi qua nước ngoài làm việc, vì chưa hiểu được sự phức tạp của cuộc sống, nghe theo lời xúi dục của bạn bè mà sa vào tệ nạn xã hội: cơ bạc, rượu chè ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có nhiều trường hợp gây mất an ninh trật tự như: chửi bới, đánh nhau, trộm cướp… làm suy giảm thể diện của người Việt Nam ở nước ngoài. Đối với những trường hợp phạm pháp, vi phạm hợp đồng lao động sẽ bị trục xuất về nước. Không ai sẽ bồi thường cho bạn trong những trường hợp này.
4. Cập nhật thông tin về trách nhiệm và quyền lợi của mình
Vì là những quyền lợi ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân nên người lao động cần nắm vững những thông tin sau đây:
Điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam hay Ban Quản ký lao động hoặc đại diện doanh nghiêp XKLĐ ở nước mình làm việc. Để khi cần thiết có thể trao đổi trực tiếp.
Cập nhật thường xuyên những chính sách liên quan đến quyền lợi của bản thân
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động tất cả các nước đều đã có những chính sách hỗ trợ lao động hồi hương trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu hiện nay, người lao động cần thường xuyên cập nhật tin tức để giảm thiểu rủi ro nhất.
Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam bồi thường cho đối tượng này theo quy định của pháp luật.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại