Mình sinh năm 1994 rất muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng lại thừa cân béo phì. Mình đọc bài điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng không thấy đề cầp đến vấn đề thừa cân béo phì cho người lao động không biết là mình có đi xuất khẩu lao động được không? Mình cao 1.65m nặng 78kg. Rất mong được công ty giúp đỡ.
(Trương Quỳnh Anh - Thanh Hóa)
Hiện nay, số người mắc bệnh béo phì có xu hướng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây tại Việt Nam
Trả lời:
Xuatkhaulaodong.com.vn rất cám ơn bạn Quỳnh Anh đã gửi thắc mắc đến với chúng tôi, thắc mắc của bạn được khá nhiều người lao động gửi đến công ty. Ban tư vấn sẽ giải đáp vấn đề thắc mắc của bạn thông qua bài viết ngắn gọn dưới đây:
1. Làm thế nào để biết bạn đang bị thừa cân, béo phì?
Phương pháp để biết có bị béo phì hay không, người ta thường dựa vào chỉ số quốc tế đánh giá béo phì. Dựa vào chỉ số khối cơ thể. Thơ bảng phân loại thì người Việt Nam chỉ cên có BMI là khoàng 18.5 đến 22.9.
Tính BMI được nhiều tác giả công công là: BMI = Cân nặng/(chiều cao)²
Trong đó: Đơn vị cân nặng là Kg, đơn vị chiều cao là m.
Dưới đây là bảng phân loại mức độ thừa cân theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của IDI&WPRO cho các nước nằm trong khu vực Châu Á như bảng dưới đây:
Phân loại |
WHO BMI (kg/m²) |
IDI&WPRO BMI (kg/m²) |
Cân nặng thấp (gầy) |
< 18,5 |
|
Bình thường |
18,5 - 24,9 |
18,5 - 22,9 |
Thừa cân |
25 |
23 |
Tiền béo phì |
25 - 29,9 |
23 - 24,9 |
Béo phì độ I |
30 - 34,9 |
25 - 29,9 |
Béo phì độ II |
35 - 39,9 |
30 |
Béo phì độ III |
40 |
|
Theo bảng đánh giá này thì người Việt Nam thông thường có BMI trong khoảng 18.5 đến 22.9. Dựa vào đây, bạn có thể tính được xem mình có bị mắc bệnh béo phì không. Như trường hợp của bạn, bạn cao 1.65 m và nặng 78 Kg. Như vậy, chỉ số BMI của bạn = 78/1.65² = 28.65. Như vậy, với cân nặng và chiều cao của bạn đang ở mức béo phì độ I.
2. Tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao của người đi XKLĐ Nhật Bản
Bình thường, điều kiện cân nặng, chiều cao của nam khi đi xuất khẩu lao động là 160 cm, 50 kg. Còn đối với nữ là 150 cm, 45 kg. Không có quy định nào xác định rõ về chiều cao và cân nặng tối đa không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Đo chiều cao, cân nặng khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Với những ngành như ngành thực phẩm hay nông nghiệp với nữ và ngành xây dựng với nam thì lao động bị thừa cân có thể khó tham gia xuất khẩu lao động hơn. Những lao động thừa cân, béo phì thường kèm theo các bênh về tiêu hóa, đái tháo đường hay huyết áp... Những bệnh này nằm trong 13 nhóm các bệnh cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hơn nữa, các chủ doanh nghiệp Nhật Bản thường muốn tuyển chọn những lao động nhanh nhẹn, khéo léo và hoạt bát trong công việc.
3. Người lao động thừa cân, béo phì có đi xuất khẩu lao động được không?
Người lao động mắc bệnh thừa cân, béo phì vẫn có thể tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Vì thừa cân, béo phì không nằm trong các nhóm bệnh cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản do bộ quy định. Tuy nhiên, những người mắc bệnh thừa cân, béo phì thường sẽ được kiểm tra kĩ hơn vì những người bạn béo phì hay mắc cáo bệnh như chúng tôi đã liệt kê ở trên.
Chúng tôi khuyên bạn nên tập luyện thể dục thể thao kết hợp chế độ ăn uống hợp lý. Bạn vẫn còn rất trẻ, vì vậy nếu bạn cố gắng giảm cân thì chỉ 1 thời gian sau bạn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn chưa muộn.
Người thừa cân, béo vì vẫn có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp tới số điện thoại của tư vấn viên hoặc có thể gửi qua phần hỏi và đáp góc phải màn hình. xuatkhaulaodong.com.vn sẽ giải đáp các thắc mắc một cách chính xác và nhanh nhất.
Chúc bạn thành công!
Bạn đọc xem thêm các bài viết liên quan:
>> Viêm gan B có đi XKLĐ Nhật Bản được không?
>> Sâu răng có đi XKLĐ Nhật Bản được không?
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.