I. Điều kiện nhập quốc tịch Nhật Bản là gì?
II. Thủ tục nhập quốc tịch Nhật Bản như thế nào?
1. Nơi nộp hồ sơ
2.Thời gian chờ kết quả
3.Lệ phí
4. Tư cách lưu trú
Bạn phải lưu trú tại Nhật Bản với thời gian là trên 5 năm liên tục.
Trên 20 tuổi, có đầy đủ khả năng điều khiển hành vi nhận thức của mình theo quy định của pháp luật.
Có hành vi tốt, không vi phạm bất kỳ chính sách nào theo quy định của chính phủ. Ví dụ: Nộp thuế đầy đủ, không có tiền án tiền sự, lịch sử phạm tội…
Người nhập quốc tịch phải có khả năng sinh sống dựa vào tài sản của họ hoặc gia đình họ. Ví dụ: Các khoản tài sản như bất động sản, tiền tiết kiệm… Sẽ phải liệt kê để được xem xét nhập quốc tịch.
Khi đã nhập quốc tịch Nhật Bản, người nhập quốc tịch sẽ không còn mang quốc tịch của đất nước mình nữa. Tuy nhiên cũng có những trường hợp được phép mang 2 quốc tịch, bạn hãy tìm hiểu thông tin thông qua đại sứ quán hoặc sở tư pháp của nước mình tại Nhật Bản để rõ hơn vấn đề này.
Không tham gia thành lập kế hoạch phá hoại chính phủ Nhật Bản bằng bạo lực, đồng thời cũng không được gia nhập vào một tổ chức, một đảng phái chính trị có chủ trương như vậy.
Mặc dù trong luật pháp không có quy định nào về năng lực tiếng Nhật, tuy nhiên yếu tố này lại hết sức cần thiết nên các bạn cần đặc biệt lưu ý. Nếu việc xin quốc tịch của bạn đã được chấp nhận, thì con cái của bạn sẽ được miễn các điều 1, 2, 4 ghi ở trên.
II. Thủ tục nhập quốc tịch Nhật Bản như thế nào?
Thủ tục nhập tịch Nhật Bản
Để nhập được quốc tịch Nhật Bản thì các bạn phải làm các thủ tục cơ bản sau đây:
1. Nơi nộp hồ sơ
Nộp tại Bộ Tư pháp. Không cần có người bảo lãnh nhưng giấy tờ xin quốc tịch thì hơi nhiều và cũng khá phức tạp.
Ví dụ như bản sao Giấy khai sinh của chính người làm, của anh chị em, giấy kết hôn của bố mẹ. Giấy kê khai thu chi của 1 tháng, vẽ bản đồ khu vực sinh sống, viết lý lịch từ lúc sinh ra cho tới hiện tại học ở đâu, làm gì, địa chỉ thế nào…, kê khai tên thành viên gia đình sống ở Việt Nam và Nhật (nếu có), giấy lý do xin quốc tịch trong đó có phần xin đổi tên thành tên Nhật.
2.Thời gian chờ kết quả
Sau khi nộp đơn tới lúc có kết quả chính thức là mất khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi, có người mất 2 năm. Nộp đơn được 1-2 tháng thì phía Nhật sẽ gọi tới phỏng vấn. Để phía Nhật đồng ý cho vào quốc tịch thì mất 8-10 tháng nữa, đối với vợ hoặc chồng người Nhật có thể nhanh chóng hơn.
Phải làm thủ tục xin thôi quốc tịch đại ĐSQ Việt Nam
Sau khi phía Nhật đồng ý cho vào quốc tịch thì phải tới Đại sứ quán (ĐSQ) hay Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Thời gian chờ từ 6 tháng đến 1 năm.
Nếu nhận đc quyết định cho thôi quốc tịch thì ra quận/ thành phố gần nơi ở để trả lại Thẻ ngoại kiều/ Thẻ cư trú và làm thủ tục đổi tên tài khoản ngân hàng hay các nơi khác….
3.Lệ phí
Quốc tịch: Không mất đồng nào.
4. Tư cách lưu trú
Là người Nhật, mang hộ chiếu Nhật, có hộ khẩu tại Nhật. Dù có phạm pháp cũng không bị trục xuất khỏi nước Nhật.
Ai lấy vợ/chồng Nhật thì vào quốc tịch sẽ thuận lợi hơn khi cả gia đình đi du lịch nước ngoài mà không cần xin Visa rất nhiều nước, nhất là sau này con cái đi học có bố mẹ là người Nhật không bị gọi là con lai hay bị trêu trọc nếu trong lớp, trong trường có bạn xấu.
Tuy nhiên khi về Việt Nam dự định quá 15 ngày thì phải đến Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán Việt Nam xin Visa về quê hương. Hoặc nếu về nước rồi mà muốn kéo dài thời gian thì tới Cục Lãnh sự làm thủ tục gia hạn Visa.
III. Các loại giấy tờ đã nộp
1、帰化許可申請書
Tờ khai xin nhập Quốc tịch Nhật Có dòng ghi Họ Tên mong muốn. Bạn có thể thay đổi 3 lần cho tới khi Cục Tư pháp Nhật cho phép vào QT Nhật.
2、親族の概要記載をした書類
Thành phần gia đình
3、帰化の動機書
Lý do xin nhập quốc tịch. Bạn nên viết tại sao sang Nhật, ở Nhật làm gì, như thế nào và từ nay về sau tại sao lại muốn ở Nhật mãi. Hồi đó mình viết 2 trang A4.
4、生計の概を記載した書面
Ghi chép chi tiết về thu nhập và chi tiêu 1 tháng. Copy sổ tài khoản ngân hàng.
★Các giấy tờ 1 đến 4 có bản mẫu và cách ghi. Trên mạng có bản mẫu search để biết trước nhé.
Các giấy tờ trên đều phải viết tay
5、履歴書
Lý lịch từ ngày tới Nhật cho tới hiện tại. Hồi mình làm thì gửi giấy yêu cầu tới Bộ ngoại giao Nhật, họ sẽ gửi thông tin của bạn ngày tháng sang Nhật, địa chỉ, tên trường học v.v... đầy đủ không thiếu gì.
6、国籍証明書
Chứng minh quốc tịch Việt Nam. Xin giấy này tại ĐSQ hay LSQ Việt Nam tại Nhật.
7、出生証明書 本人、兄弟
Giấy khai sinh của mình và anh chị em trong gia đình.
8、婚姻証明書 父母
Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ.
Các giấy tờ xin từ phía VN như số 7,8 cần được dịch ra tiếng Nhật và ghi tên người dịch. Có thể tự dịch và ghi tên của mình bên dưới mà không cần dịch công chứng.
Nếu bạn đã kết hôn thì cần thêm giấy đkkh của bản thân và giấy khai sinh của vợ/chồng và anh chị em vợ/chồng.
9、在勤・給与証明書
Giấy xác nhận đang làm việc và Bảng lương tháng gần nhất. Xin ở công ty.
10、源泉徴収票
Bảng thu nhập và đóng thuế. Xin tại công ty.
11、納税証明書
Chứng nhận đóng thuế. Xin ở Quận hay Thành phố.
12、外国人登録原票記載事項証明書
Chứng nhận người nước ngoài. Xin ở Quận hay Tp
13、最終学校の卒業証明書の写し 1通
Copy Bằng tốt nghiệp trường cuối cùng.
14、賃貸借契約書の写し 1通
Hợp đồng thuê nhà. Nếu bạn có nhà riêng thì chắc là cần copy Hợp đồng mua bán nhà.
15、居宅付近の略図、勤務先の略図(過去3年分)
Bản đồ xung quanh khu nhà và công ty. Cái này cho phép in trên mạng.
16、パスポートの写し
Copy hộ chiếu.
Trên đây là các điều kiện và thủ tục cơ bản để nhập quốc tịch Nhật Bản. Chúc các bạn thành công!
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây:
>>> Định cư lâu dài ở Nhật - 4 điều KHÔNG THỂ không biết!
>>> [NÓNG] Đi XKLĐ Nhật có thể đưa gia đình sang Nhật định cư, không biết chịu thiệt!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
HOTLINE
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại