Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Khu kỹ nghệ Việt - Nhật tao sức mạnh đột phá cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

23/12/2014
Nhật Bản là một trong những nước có nhiều dự án đầu tư nhất vào Việt Nam trong đa dạng nhiều ngành nghề từ nông nghiệp, xây dựng, giao thông, công nghiệp, điện tử… Điều đó phát triển từ sức mạng quan hệ hữu nghị Việt – Nhật ngày càng bền chặt và phát triển lên tầm cao mới.
 
Khu kỹ nghệ Việt - Nhật

Khu kỹ nghệ Việt – Nhật tại khu CN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) được khai thác chính thức từ tháng 12/2014 đã mở ra một hướng đi hoàn toàn mới và đột phá cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại TP Hồ Chí Minh.

Ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí, ô tô…Đây là khu công nghiệp dành riêng cho các doan nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, đồng thời kỳ vọng tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước có nhiều điều kiện hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và phát triển lĩnh vực phụ trợ.
 
Hướng đi mới cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
 
Với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của thế giới trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cũng như là địa phương có tỷ trọng phát triển công nghiệp lớn trong cơ cấu nền kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là thành phố công nghiệp của cả nước.
 
Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển tương xứng để đáp ứng nhu cầu nội địa hóa của các tập đoàn, công ty đầu tư nước ngoài cũng như kỳ vọng của lãnh đạo của thành phố.
 
Trong số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố Hồ Chí Minh thì có trên 50% các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho các ngành kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí, ôtô… Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng chiếm gần 50%, nhưng các sản phẩm có giá trị gia tăng khá thấp và hầu hết chưa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Theo ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất-Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza), để phát triển công nghiệp hỗ trợ, thành phố cần xây dựng những khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyên ngành về lĩnh vực này, phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp trong cùng “chuỗi cung ứng.”
 
 
Ông Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hướng đi mới này giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với doanh nghiệp nước ngoài, từng bước nội địa hóa các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua nghiên cứu bước đầu, một số doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản trong sản xuất các sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ.
 
Nhân rộng mô hình trong tương lai
 
Hiện đã có 8 doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký đầu tư vào Khu kỹ nghệ Việt-Nhật, trong đó có 2 doanh nghiệp đã được cấp phép. Theo kỳ vọng của Hepza, khi các công ty này đi vào hoạt động, sẽ tạo ra “phản ứng dây chuyền” để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sang Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Công ty Sanko MFG Nhật Bản là đơn vị đầu tiên đầu tư tại Khu kỹ nghệ Việt-Nhật, chuyên sản xuất các sản phẩm phụ trợ dùng trong lĩnh vực ống nước, ống dầu.
 
Đại diện lãnh đạo Sanko MFG cho biết: "Sanko đã nhìn thấy được chiến lược phát triển tại Việt Nam, trong đó có thể hợp tác với các nhà sản xuất tại đây. Hiện Nh à máy Sanko Việt Nam đã tìm được đối tác sản xuất một số sản phẩm hỗ trợ ngành cơ khí. Đây là tiền đề quan trọng để chúng tôi mở rộng đầu tư, hợp tác tại Việt Nam trong tương lai."
 
Ngoài việc tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, thì việc các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào khu sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, đồng thời các doanh nghiệp nội địa có thể cung ứng nguồn nguyên liệu sản xuất cho các đối tác.
 
Dự kiến đi vào sản xuất từ cuối tháng 12/2014, hiện máy móc, nhân công phục vụ cho nhà máy Sanko Việt Nam đã được chuẩn bị sẵn sàng để vận hành.
 
Theo ông Nguyễn Thanh Trí, Quản lý nhà máy Sanko Việt Nam, hầu hết nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy sẽ được lấy tại Việt Nam. Bên cạnh đó, để hoàn thiện các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, một số khâu sẽ phải thực hiện tại các công xưởng của doanh nghiệp Việt Nam và hướng đi sắp tới của nhà máy sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm này.
 
Dù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng các sản phẩm của doanh nghiệp Nhật Bản có giá trị gia tăng cao, như linh kiện phụ trợ cho ngành điện tử, thông tin, y tế, sản xuất máy móc… Do đó, đây sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Mục tiêu lâu dài là nhân rộng mô hình Khu kỹ nghệ Việt-Nhật để thu hút đầu tư nước ngoài, vừa phát triển công nghiệp chung của thành phố, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở nước ta còn phát triển chưa tương xứng, thì nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể đầu tư Khu kỹ nghệ Việt Nhật, là tín hiệu lạc quan. Đây sẽ là hướng đi mới, mang tính bước ngoặt để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang