Du học Nhật Bản ngành xây dựng có tốt không? Có dễ xin việc trong tương lai hay không là các thắc mắc phổ biến của giới trẻ khi có ý định đi du học tại xứ sở hoa anh đào. Vậy các bạn hãy cùng Chúng tôi đi tìm kiếm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này nhé!
Bạn biết gì về du học Nhật Bản ngành xây dựng?
1. Lý do nào đưa bạn sang Nhật du học ngành xây dựng?
Được tiếp thu kiến thức từ các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên chuyên môn nghiệp vụ của bạn tốt.
Tấm bằng đại học tại Nhật được cả thế giới công nhận, kết hợp với trình độ tiếng Nhật thành thạo, tác phong làm việc tốt là những thế mạnh của bạn so với các ứng viên khác khi đi xin việc.
Đứng trước sựu thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trình độ cao tại ngành xây dựng nên bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc tại Nhật bản sau khi tốt nghiệp.
Không chỉ Nhật Bản mà ngay tại Việt Nam cũng đang “khát” lao động trình độ cao trong ngành xây dựng. Bạn sẽ dễ dàng kiếm được một công việc tốt lương cao , chế độ đãi ngộ tốt nếu muốn về nước làm việc.
2. Điều kiện đi du học Nhật bản ngành xây dựng là gì?
Năm 2019, điều kiện du học Nhật Bản có sự thay đổi đáng kể
Đối tượng phù hợp của chương trình du học ngành xây dựng tại Nhật Bản phải đạt các tiêu chí:
- Từ đủ 18 tuổi và tốt nghiệp THPT trở lên
- Có sức khỏe tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm
- Đạt trình độ tiếng Nhật cơ bản (N5, N4) trước khi sang Nhật
- Ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đăng, Đại học chuyên ngành xây dựng hoặc có liên quan
Để có được thông tin chuẩn xác nhất, các bạn hãy tham khảo bài viết Điều kiện du học Nhật Bản 2021 mới nhất
3. Lộ trình đi du học Nhật Bản ngành xây dựng như thế nào?
Lộ trình du học Nhật Bản thành công, bạn đã biết chưa?
Học tiếng Nhật trước khi đăng ký chương trình du học tự túc để đạt trình độ tiếng Nhật cơ bản thường là N5
Đăng ký chương trình du học, tìm hiểu và chọn trường phù hợp, tiến hành phỏng vấn với trường Nhật ngữ để học 1 năm tiếng Nhật tại Nhật Bản (với những bạn trình độ tiếng Nhật sơ cấp chưa đạt N3)
Xin tư cách lưu trú sang Nhật bằng cách trình hồ sơ du học lên Cục xuất nhập cảnh tại Việt Nam.
Sau khi nhận được tư cách lưu trú, bạn sẽ chuẩn bị hành trang và tới Nhật, bắt đầu thời gian 1 năm học dự bị tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ. Đạt trình độ tiếng Nhật yêu cầu, bạn mới có thể đăng ký học chuyên ngành.
Đăng ký học chuyên ngành xây dựng: đa số các trường sẽ chỉ xét duyệt hồ sơ đối với sinh viên quốc tế, tuy nhiên vẫn có một số trường yêu cầu thi đầu vào với các môn khoa học tự nhiên cơ bản như Toán, Lý… (thi bằng tiếng Nhật).
Sau khi trúng tuyển vào ngành xây dựng tại các trường chuyên môn, bạn bắt đầu có thể học các kiến thức chuyên ngành. Tất nhiên là sẽ học bằng tiếng Nhật và thời gian học tương đương với ở Việt Nam là tầm khoảng 4 – 5 năm.
4. Ngành xây dựng có những chuyên ngành chính nào?
Bạn có thể lựa chọn một trong những chuyên ngành sau đây khi du học Nhật Bản ngành xây dựng
1. Cơ khí xây dựng, xây dựng cầu đường
2. Thiết kế nội thất
3. Xây dựng hậ tầng sân bay
4. Xây dựng dân dụng
.................
5. Top 4 trường đào tạo ngành xây dựng tốt nhất Nhật Bản
Trường cao đẳng kỹ thuật Syusei
Các ngành chuyên môn có liên quan đến xây dựng bạn có thể tham khảo là: kiến trúc, thiết kế đồ họa, công trình dân dụng, thiết kế nội thất, vườn…
Mức chi phí cần bỏ ra cho năm học đầu tiên là khoảng 900.000 Yên.
Ưu điểm:
+ trường có bề dày kinh nghiệm trên 100 năm giảng dạy trong ngành xây dựng
+ được hưởng rất nhiều lợi ích và hỗ trợ như hệ thống chuyển tiếp lên Đại học hay chế độ miễn giảm học phí, học bổng… dành cho lưu học sinh.
Địa chỉ: : 5-19-30 Odawa, Nishiyodogawa-ku, Osaka
Trường đại học kỹ thuật Nagaoka
Các ngành chuyên môn có liên quan đến xây dựng bạn có thể tham khảo là: Cơ khí; điện, điện tử và công nghệ thông tin; kỹ thuật xây dựng; khoa học vật liệu và công nghệ…
Mức chi phí cần bỏ ra cho năm học đầu tiên là khoảng 1.056.000 Yên.
Ưu điểm:
+ luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới và sáng tạo phương thức đào tạo
+ có cơ sở vật chất đa dạng, hiện đại với sân bóng đá, bóng chày, nhà đa năng, hồ bơi, sân golf… đầy đủ tiện nghi.
+ có tỷ lệ sinh viên có được việc làm cao nhất sau khi tốt nghiệp.
Địa chỉ: : 1603-1 Kamitomioka, Nagaoka, Niigata 940-2188 Japan
Đại học Kyoto
Các ngành chuyên môn có liên quan đến xây dựng bạn có thể tham khảo là: Kỹ thuật điện tử, khoa học điện và kỹ thuật phân tử, khoa học năng lượng biến đổi…
Mức chi phí cần bỏ ra cho năm học đầu tiên là khoảng 835.800 Yên.
Ưu điểm:
+ là trường đại học quốc lập nổi tiếng về chất lượng đào tạo, được thành lập từ năm 1897 với lịch sử 120 năm tuổi
+ Đại học Kyoto xếp hạng 24 trong danh sách những trường đại học chất lượng nhất thế giới.
+ sinh viên ra trường có nhiều cơ hội việc làm.
Địa chỉ: : Trường có 3 cơ sở là Yoshida, Uji và Katsura
Đại học Tokyo
Các ngành chuyên môn có liên quan đến xây dựng bạn có thể tham khảo là: Kỹ thuật điện, điện tử; cơ khí; hàng không vũ trụ; kỹ thuật điện tử thông tin kỹ thuật vật lý…
Mức chi phí cần bỏ ra cho năm học đầu tiên là khoảng 851.800 Yên.
Ưu điểm:
+ xếp hạng những trường đại học chất lượng nhất thế giới
+ luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới và sáng tạo phương thức đào tạo
Địa chỉ: : Trường có 5 cơ sở là Hongo (Bunkyo), Komaba (Meguro), Kashiwa (Chiba), Shirokane (Tokyo), Nakano (Tokyo). Trong đó cơ sở chính đặt tại Hongo.
6. Học bổng du học Nhật Bản ngành xây dựng không?
Học bổng du học Nhật Bản ngành xây dựng
Nếu bạn là sinh viên đã tốt nghiệp đại học các ngành xây dựng, kiến trúc, thiết kế hoặc đã có bằng kĩ sư, thì Học bổng kỹ sư xây dựng chính là cơ hội dành cho bạn. Học bổng kỹ sư xây dựng nổi tiếng nhất có thể kể đến chính là AGC Scholarship (cấp hàng năm).
Giá trị học bổng: 1200 USD/6 tháng
Cơ hội: Trở thành nhân viên chính thức làm việc tại các công ty của Nhật Bản với vị trí kỹ sư xây dựng, họa viên kiến trúc.
- Thời gian làm việc: thứ 2 – thứ 6.
- Mức lương khoảng 2000 USD/tháng.
- Được hỗ trợ chi phí đi lại và được đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
- Chế độ thưởng và nâng lương hàng năm dựa trên năng lực và hiệu suất công việc.
- Làm việc tại trụ sở ở Okayama, Nhật Bản sau đó trở về Việt Nam quản lý chi nhánh.
Yêu cầu ứng viên
+ Tối thiểu từ 18 tuổi trở lên, đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành xây dựng, kiến trúc.
+ Tiếng Anh giao tiếp, đọc hiểu (ưu tiên ứng viên biết tiếng Nhật).
+ Sử dụng thành thạo Autocard trong thiết kế.
+ Có thể làm việc tại Nhật Bản một thời gian sau khi học xong.
+ Tinh thần làm việc nghiêm túc, cầu tiến, nhiệt huyết cống hiến.
7. Đi du học Nhật Bản ngành xây dựng hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đi du học Nhật Bản ngành xây dựng
+ Chi phí trong nước chuẩn bị sang học tiếng Nhật: khoảng 50 triệu;
+ Học phí 1 năm học tiếng Nhật tại Nhật Bản: khoảng 140 triệu
+ Học phí học chuyên môn xây dựng: khoảng 160 triệu/ năm
+ Chi phí trên chưa bao gồm chi phí sinh hoạt, ký túc xá và các chi phí khác tầm (20-25 triệu đồng/tháng)
Các bạn có thể tham khảo bài viết về chi phí đi du học Nhật Bản chi tiết
Như các bạn đã thấy chi phí đi du học Nhật Bản rất tốn kém và nếu “gia đình bạn không có điều kiện” thì bạn KHÔNG nên đi. Gia đình không có điều kiện đồng nghĩa với việc bạn phải đi làm thêm kiếm tiền sinh hoạt, đóng tiền học phí, dẫn đến lơ là học tập thì mục tiêu đi du học chả còn ý nghĩa gì nữa.
Đi du học cũng chỉ vì ước mơ trong tương lai có được công việc tốt, lương cao. Thay vì mất vài trăm triệu mỗi năm đóng học phí thì bạn có thể lựa chọn học nghề tại Việt Nam sau đó đi sang Nhật xuất khẩu lao động dưới hình thức thực tập sinh như thế vừa đỡ tốn tiền, vừa nâng cao tay nghề, cơ hội trong tương lai cũng không phải là ít.
Trên đây là những thông tin cần thiết nhất bạn cần phải biết trước khi đưa ra quyết định có nên đi du học Nhật Bản ngành xây dựng. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn tương lai của bản thân mình.
Chúc các bạn thành công!
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây:
>>> Du học Nhật Bản phát bào: nỗi sợ hãi mang tên "ngày mai"
>>> Chênh vênh trên con đường du học Nhật Bản dành cho tu nghiệp sinh
>>>
Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng- cơ hội nhiều, tương lai sáng TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.