Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Xuất khẩu lao động giảm nghèo về... nghèo thêm! - Bài 1: Đổ nợ

20/06/2014
LTS: Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2021” theo Quyết định 71/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được thí điểm triển khai tại Quảng Nam và Lai Châu là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do công ty trực tiếp đưa lao động đi xuất khẩu không khảo sát hết thị trường và có nhiều bất cập nên không những không đạt được mục tiêu “xóa nghèo bền vững” mà còn gây ra nhiều khoản nợ xấu với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng mà Nhà nước hiện phải gánh chịu. Vì vậy, cần phải có những bổ sung, chỉnh sửa để đề án đạt được mục tiêu thiết thực của nó.
 
Thông qua một công ty, hàng trăm thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện nghèo: Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi) đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2021” với giấc mơ đổi đời. Thế nhưng, hàng chục thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số phải “ăn quả đắng” vì phải về nước trước thời hạn, đối diện với khoản nợ khổng lồ, cuộc sống… đói khổ hơn trước khi đi.

 
Nỗi buồn người xuất khẩu lao động
Từ ngày Jơđêl Bún (23 tuổi, thôn Aró, xã Lăng) đi xuất khẩu lao động về, cả nhà lo lắng khoản nợ 23 triệu đồng không biết làm sao trả được.
 
Nợ khoanh...
 

Vượt gần 200km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi tìm về huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam), một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Nơi đây, có 114 thanh niên dân tộc thiểu số Cơ Tu đi XKLD tại Malaysia nhưng có đến 39 em về nước trước thời hạn và rơi vào cảnh bế tắc vì lâm nợ. Theo chân một cán bộ huyện Tây Giang, chúng tôi đến nhà em A Bing Pới (23 tuổi) ở thôn Por Ning, xã Lăng. Căn nhà gỗ mái lợp tôn trống huơ, vắng hoe. Bố mẹ Pới đều đã lên rẫy. Chỉ có Pới nằm ở góc nhà vì vai bị đau kể từ ngày ở Malaysia về không thể lên rẫy được. Pới đi XKLĐ từ ngày 26-8-2010 với thời hạn hợp đồng 3 năm nhưng chưa đầy 1 năm sau (17-8-2011) em đã bị ông chủ đuổi về.
 
Nghe chúng tôi nhắc đến chuyện đi XKLĐ, Pới thở dài thườn thượt rồi kể những ngày tháng vất vả: “Em sang Malaysia làm cho công ty chế biến gỗ của ông chủ người Trung Quốc. Hàng ngày, chúng em phải làm ca từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối hoặc 8 giờ tối đến 8 giờ sáng. Làm như thế mỗi ngày công được 21 ringgit Malaysia (MYR - PV), tương đương 120 ngàn đồng nhưng tiền ăn gần hết. Bọn em phải làm tăng ca mới được 1.000MYR/tháng, tương đương 6 triệu đồng, nhưng tiền ăn đã hết gần 2/3. Tăng ca một thời gian thì em bị đau vai nên không theo được nữa và bất ngờ bị ông chủ đuổi việc. Em buồn lắm nên gọi điện về cho gia đình báo rằng em không về nữa, có chết thì chết bên này chứ về nước lấy tiền đâu trả nợ, nhưng mẹ em bảo phải về”. Pới khóc!
 
Gia đình Pới có 7 người, sống nhờ vào nương rẫy, vất vả lắm mới kiếm được miếng cơm ăn hàng ngày. Vậy mà giờ đây, gia đình Pới đối diện với khoản nợ 23 triệu đồng vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho Pới đi XKLĐ.
 
Cách nhà Pới vài chục mét là nhà chị Jơđêl C’rích. Kể từ khi con trai chị, em C’Lâu Hor (25 tuổi) về nước và tự tử chết, chị C’rích cứ đứng ôm cột hiên nhà nhìn xa xăm. Nhà chị, căn nhà gỗ ộp ẹp, trống tứ phía chẳng có gì có giá trị. Chị kể, C’Lâu Hor thấy nhà nghèo nên đăng ký vay tiền đi XKLĐ vào tháng 9-2011 nhưng đến đầu tháng 1-2013 đã phải về nước vì bị đuổi việc. Về nhà, không có việc làm lại cộng thêm khoản nợ 23 triệu đồng của ngân hàng không biết lấy đâu mà trả. Bế tắc, Hor đã chọn cách tự tử để giải thoát cho mình nhưng khoản nợ thì vẫn còn đó. Hiện nay, một mình chị hàng ngày lên rẫy nuôi 4 đứa con nhỏ bữa no bữa đói, còn khoản nợ thì được “khoanh” lại.
 
 Tự tử vì đi xuất khẩu lao động
Chị Jơđêl C’rích, mẹ của C’Lâu Hor đứng ôm cột hiên nhà nhìn xa xăm nhớ đứa con trai của chị đi XKLĐ tại Malaysia về lâm nợ rồi tự tử chết.
 
Cũng không kém phần bi kịch, Jơđêl Bún (23 tuổi, thôn Aró, xã Lăng) đi XKLĐ hồi tháng 4-2010. Qua Malaysia làm việc được một thời gian, chủ trả lương thấp, ép tăng ca nhưng trả tiền 1 nửa, bị nợ lương, công ty môi giới bỏ rơi,… nên Bún bỏ ra ngoài bán hàng ở chợ. Nhưng do hộ chiếu bị chủ cũ giữ, trong tay chỉ có hộ chiếu photocopy nên Bún bị cảnh sát Malaysia bỏ tù 6 tháng. “Trước đây nghe Công ty Liên Việt hứa hẹn qua Malaysia làm việc 3 năm dư được 150 triệu đồng nên đăng ký đi làm phụ giúp gia đình, vợ con nhưng đâu ngờ lại bị ở tù bên Malaysia. Về nước không biết làm gì để trả 23 triệu đồng nợ ngân hàng. Em không có việc gì để làm cả” - Bún tâm sự.
 
 Đi xkld sang Malaysia bị đi tù
Em Jơđêl Bún sau khi đi XKLĐ và bị ở tù bên Malaysia về, cả gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
 
Ngân hàng CSXH “gánh” nợ xấu
 
Không chỉ có huyện Tây Giang, tại hai huyện nghèo Phước Sơn và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), huyện Trà Bồng, Tây Trà (tỉnh Quảng Ngãi), tình trạng đưa đồng bào dân tộc thiểu số đi XKLĐ tại Malaysia cũng rơi vào tình cảnh tương tự với hàng trăm trường hợp về nước trước thời hạn cùng khoản nợ vay lên đến nhiều tỷ đồng.
 
Ông Võ Tấn Lũy, PGĐ Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang, cho biết: từ năm 2010 đến 2012, toàn huyện Tây Giang có 115 người đi XKLĐ, trong đó thị trường Malaysia là 114 người, đến nay còn 64 người còn nợ vốn vay của ngân hàng với tổng số tiền 1,171 tỷ đồng. Tính đến nay đã có 64 lao động đã về nước, trong đó có 39 lao động về nước trước thời hạn và đều đang nợ Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang từ 10 đến 25 triệu đồng/người và không ai đủ khả năng trả nợ. Tổng số nợ 586 triệu đồng của 39 lao động về trước thời hạn nợ Ngân hàng CSXH Tây Giang không còn khả năng thu hồi nợ (nợ xấu).
 
 Cả làng nghèo vì đi xkld
Thôn Por Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nơi có nhiều thanh niên rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì vay tiền đi xuất khẩu lao động.
 
Trao đổi với PV SGGP về vấn đề này, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cho biết: “Nguyên nhân các lao động bỏ về nước trước thời hạn là do sức khỏe không đảm bảo, một vài em ý thức lao động kém nên không phù hợp với các doanh nghiệp và thứ 3 là do các doanh nghiệp của Malaysia phá sản nên các em buộc phải về nước. Mức lương được các doanh nghiệp tại Malaysia trả cho các em rất thấp, bình quân từ 600 đến 800 MYR/tháng (tương đương 4,2 đến 6 triệu đồng/tháng). Ngoài ra, điều kiện ăn ở tại Malaysia không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em bỏ về nước. Hiện nay chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo công ăn việc làm để các em có thể trả nợ cho ngân hàng”.
 
Việc đưa thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo thuộc tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đi XKLĐ nhằm “góp phần giảm nghèo bền vững” là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ và địa phương, tuy nhiên do nhiều bất cập trong quá trình thực hiện nên không chỉ khiến hàng trăm người “vỡ mộng xóa nghèo” mà còn gây khó cho địa phương khi phải đối diện khoản nợ rất lớn không còn khả năng chi trả.
 
Ông Jơđêl Bênh, bố của Bún
"Ngày con tôi xin đi Malaysia lao động tôi không đồng ý nhưng con tôi bảo vay tiền đi để sau này đỡ nghèo khổ. Vậy mà qua đó về không có đồng nào mà còn nợ ngân hàng 23 triệu đồng, rồi phải ở tù 6 tháng nữa. Để về được Việt Nam, tôi phải gửi tiền qua đó Bún mới có tiền về. Giờ gia đình tôi thuộc hộ nghèo, tiền ăn hàng ngày còn thiếu huống gì trả nợ?"
 
NGUYÊN KHÔI
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang