Xứ sở hoa anh đào luôn là điểm đến thu hút của rất nhiều các du học sinh, người lao động hay đi du lịch. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường nghe, đọc trên các trang báo về chi phí đắt đỏ tại Nhật Bản. Vậy tại sao bạn không thử tham khảo sổ tay chi phí sinh họat tại Nhật Bản mà bài viết dưới đây cung cấp.
>>> Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản hết bao nhiêu 1 tháng
>>> Làm sao để tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật
Làm thế nào để sinh sống tại một đất nước đắt đỏ như Nhật Bản với mức chi phí thấp nhất
Chi phí ăn uống tại Nhật
Giá cả đồ ăn
- Gạo 5kg: 1.500 yên (trung bình 2.000 yên)
- Thịt bò: 200 yên/100g
- Thịt heo: 150 yên/100g
- Sườn heo: 100 yên/100g
- Cải thảo: 200 yên
- Cải bắp : 100 yên (trung bình 200 yên)
- Dưa leo: 100 yên ~ 200 yên/3 trái
- Rau: 100 yên ~ 200 yên/bó
- Cà chua: 100 yên/trái
- Chuối: 100 yên/trái
- Táo tây: 100 yên/trái
- Đào: 200 yên/trái (trung bình 400 yên)
- Hồng: 100 yên/trái
- Cá: 100 yên/100g (trung bình 200 yên/100g)
- Đường: 200 yên/kg
- Muối: 200 yên/kg
- Nước mắm: 400 yên/chai 300 ml
- Mỳ gói: 100 yên/gói
- Cơm bình dân: 400 yên (trung bình 600 yên)
- Mỳ ramen: 600 yên ~ 900 yên/tô
- Mỳ soba, mỳ undon: 400 ~ 700 yên/tô
- Cơm phần (teishoku): 600 ~ 1.200 yên/phần
Giá cả nước uống
- Nước máy (ở Nhật nước máy uống được ngay): 0 yên
- Chai nước khoáng 1.5L: 100 ~ 200 yên
- Trà xanh 1,5L, hồng trà 1,5L, trà sữa 1,5L: 200 yên
- Sữa tươi nguyên chất: 200 yên/hộp 1 lít
- Sữa tươi 50%: 100 yên/hộp 1 lít
- Bia lon: 200 yên/lon
- Rượu hoa quả: 200 yên/lon
- Nước quả (táo, cam): 100 yên ~ 200 yên/hộp 1 lít
Chi phí các loại quần áo, trang phục
- Quần tây: 3.000 yên (trung bình 5.000 yên)
- Giày tây: 3.500 yên (trung bình 6.000 yên)
- Áo sơ mi: 1.000 yên (trung bình 2.000 yên ~ 3.000 yên)
- Áo thun: 1.000 yên (trung bình 2.000 yên)
- Áo khoác mỏng: 1.000 yên (trung bình 2.000 yên ~ 3,000 yên)
- Áo khoác mùa đông: 5.000 yên
- Giày thể thao: 3.000 yên (trung bình 6.000 yên)
- Vớ chân: 100 yên/đôi
- Quần jean: 2.000 yên
Chi phí sinh hoạt
- Xe đạp : 10.000 yên ~ 20.000 yên
- Nệm: 5.000 yên
- Chăn mỏng mùa hè: 2.000 yên
- Quạt máy: 3.000 yên
- Máy sưởi điện mùa đông: 3.000 yên
- Tủ lạnh: 20.000 yên
- Tủ lạnh cũ: 6.000 yên
- Máy giặt 20.000 yên
- Máy giặt cũ: 6.000 yên
- Lò vi sóng: 8.000 yên
- Nồi cơm điện: 4.000 yên (trung bình 6.000 yên)
- Nồi: 1.000 yên
- Chảo: 1.500 yên
- Chén: 100 yên/cái
- Đũa: 100 yên/3 đôi
- Dao: 100 yên/cái
Chi phí giao thông đi lại
- Taxi: 600 yên/km
- Tàu điện: 50 yên/km
- Xe bus: 50 yên/km
- Xe bus cao tốc (chạy liên tỉnh ban đêm): 4.000 yên ~ 10.000 yên/lượt
- Tàu shinkansen (siêu tốc): 6.000 yên/cự ly 200 km
Chi phí tối thiểu cố định
- Điện: 2.000 yên/tháng
- Tiền điện nếu dùng máy lạnh:5.000 yên/tháng
- Tiền điện nếu dùng máy sưởi: 5.000 yên/tháng
- Nước: 2.000 yên/tháng
- Ga: 1.000 yên/tháng (trung bình 2.000 yên)
- Điện thoại: 1.200 yên/tháng (trung bình 3.000 yên)
- Internet: 2.000 yên/tháng (trung bình 3.000 yên)
- Bảo hiểm quốc dân: 2.000 yên/tháng (1.200 yên/tháng nếu bạn chưa có thu nhập)
Tiền nhà
- Nhà không có nhà tắm tại Tokyo: 25.000 yên/tháng (trung bình 30.000 yên ~ 40.000 yên)
- Tắm công cộng: 450 yên/lượt
- Nhà có nhà tắm: 50.000 yên/tháng
- Nhà chung cư: 80.000 yên/tháng
- Ký túc xá: 20.000 yên ~ 30.000 yên/tháng
- Vùng nông thôn: 20.000 yên/tháng
- Một lần chuyển nhà: Cần chuẩn bị số tiền 3 ~ 5 tháng (0 ~ 1 tháng tiền ra mắt, 1 ~ 2 tháng tiền cọc, 1 tháng tiền nhà đầu tiên, 1 tháng trả cho môi giới bất động sản)
Làm thêm
800 ~ 1.000 yên (Tối đa 28 giờ/tuần trong kỳ học và 56 giờ/tuần trong kỳ nghỉ)
Tuy nhiên cũng có rất nhiều cách để tiết kiệm chi phí khi đi du học ở Nhật như: Sống cùng với bạn (có thể giảm các chi phí cố định xuống một nửa, nhất là tiền nhà), tự nấu ăn, thuê nhà ở xa để tiết kiệm tiền nhà (nhưng không nên thuê nhà quá xa trường hay quá xa điểm xe bus, tàu điện ngầm), hạn chế đi lại...
Ở trên là giá sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka. Khi bạn sống tại các tỉnh khác thì cũng rẻ hơn, bằng 75% - 85% các chi phí ở trên. Hi vọng bạn sẽ có cách tính toán riêng cho mình để tiết kiệm được phần nào chi phí sinh hoạt, giúp ước mơ được đi Nhật Bản của bạn nhanh chóng thành hiện thực.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.