Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Rào cản XKLĐ Hàn Quốc - XKLĐ Nhật Bản lên ngôi trong 10 năm tới

24/05/2018
Năm 2019 là thời điểm đến hạn xem xét việc tiếp nhận lao động giữa chính phủ hai nước Hàn Quốc và Việt Nam (Chương trình EPS). Nguy cơ mất thị trường lao động tại Hàn Quốc do lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp quá nhiều. Nhiều rào cản khiến xuất khẩu lao động Hàn Quốc bế tắc, xuất khẩu lao động Nhật Bản dự đoán sẽ lên ngôi trong 10 năm tới.
Năm 2019 là thời điểm đến hạn xem xét việc tiếp nhận lao động giữa chính phủ hai nước Hàn Quốc và Việt Nam (Chương trình EPS). Nguy cơ mất thị trường lao động tại Hàn Quốc do lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp quá nhiều. Nhiều rào cản khiến xuất khẩu lao động Hàn Quốc bế tắc, xuất khẩu lao động Nhật Bản dự đoán sẽ lên ngôi trong 10 năm tới.

>>  107 quận huyện tạm dừng đi XKLĐ Hàn Quốc năm 2023

 
Rào cản XKLĐ Hàn Quốc - XKLĐ Nhật Bản lên ngôi trong 10 năm tới

Thực trạng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Nguyễn Mạnh X (28 tuổi) quê ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) từng là lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng. Năm 2016, X bị trục xuất về nước. X đã kể lại những tháng ngày chui lủi trốn tránh nhà chức trách Hàn Quốc:

"Sau khi hết hạn hợp đồng, em tìm được việc tại một nhà máy gia công đồ nội thất, sơn sắt thép ở ngoại ô Seoul. Cuộc sống của em chỉ quanh quẩn trong nhà máy và phòng trọ rộng chưa đầy 20 m² dành cho ba người. Mỗi tháng em được trả gần 30 triệu đồng tiền lương, trừ chi phí sinh hoạt, dành dụm hơn 20 triệu đồng gửi về cho gia đình.

Tuy nhiên, chuyện nợ lương xảy ra như cơm bữa và những LĐ bất hợp pháp như em không dám kêu ca với chủ, thậm chí có những LĐ bị quỵt lương và lại tìm cách “nhảy việc”
."
Thực trạng lao động bất hợp pháp khó kiểm soát tại Hàn Quốc

Thực trạng lao động bất hợp pháp khó kiểm soát tại Hàn Quốc

 
X nói, những lao động bất hợp pháp chẳng có quyền lợi gì. Không có bảo hiểm, sống chui lủi nên biết chủ sai phạm, đối xử tệ nhưng phải im lặng vì chẳng biết tố cáo với ai, sợ bị bắt.

Ở đây, người Việt chủ yếu lao động chân tay nên rất hay bị tai nạn, song chẳng có bảo hiểm cũng không dám đến bệnh viện chữa trị. Lần nào gọi điện về nhà cũng bảo sống tốt, công việc tốt nhưng thật ra em không muốn để gia đình phải lo, tắt máy em chỉ biết khóc”, X nói.

Có nhiều đồng hương làm việc bên Hàn nhưng sau khi cư trú bất hợp pháp thì X không dám gặp họ vì sợ bị nhà chức trách địa phương bắt. Cuộc sống của X chỉ quanh quẩn trong phòng trọ sau 12 giờ làm việc mỗi ngày. Tuy nhiên, cuộc sống đó cũng chỉ kéo dài gần hai năm và em đã bị cảnh sát bắt giữ trong một lần đi siêu thị và bị trục xuất về nước.


Cơ quan quản lý đau đầu với lao động tại Hàn Quốc

Ông Đặng Sỹ Dũng, Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) nhận định:

Tỷ lệ LĐ Việt Nam hết hạn hợp đồng vẫn ở lại Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp là việc khiến cơ quan quản lý đau đầu. Việc bỏ trốn hay cư trú bất hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào đều ẩn chứa những rủi ro khôn lường. Và thường thì cuộc sống ngầm hay thị trường ngầm đều có những quy luật nghiệt ngã mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu.

Giữ uy tín của cá nhân khi cam kết một hợp đồng, cũng là cách các bạn giữ uy tín cho quốc gia, đặc biệt trong câu chuyện xuất khẩu lao động (XKLĐ) thì còn là giữ đất làm ăn cho đồng hương ở chuyến tiếp theo
”, ông Đặng Sỹ Dũng nhấn mạnh.

Những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm của Việt Nam. Theo thống kê, Hàn Quốc hiện đang tiếp nhận khoảng 107.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc, trong đó có hơn 40.000 LĐ làm việc theo Chương trình EPS.

 
Lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc

 
Hoạt động XKLĐ sang Hàn Quốc đã từng bị gián đoạn bốn năm do quá nhiều LĐ sang Hàn Quốc rồi trốn ra ngoài làm việc. Việc hai bên ký lại Bản ghi nhớ bình thường về tiếp nhận LĐ theo Chương trình EPS mới được ký lại vào tháng 5-2016, và chỉ có giá trị trong vòng hai năm.

Trong biên bản, phía Hàn Quốc đưa ra điều kiện nếu tỷ lệ NLĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vượt quá 4% so mức hai bên cam kết thì sẽ dừng việc đưa LĐ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Biện pháp ngăn chặn lao động bất hợp pháp chưa đủ mạnh

Một trong những biện pháp nhằm tháo gỡ “rào cản” lao động bỏ trốn là mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã thông báo về việc tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS năm 2023 tại một số địa phương.

Theo đó, có 107 quận/huyện có tỷ lệ hơn 30% số LĐ hết hạn hợp đồng không về nước thuộc 12 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc, thuộc diện đưa vào xem xét tạm dừng tuyển chọn trong năm 2023. Cụ thể, 12 tỉnh, thành phố bị cấm XKLĐ Hàn Quốc năm 2023 là: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Bình, Hưng Yên, Phú Thọ.

Theo nhiều chuyên gia, lý do lao động Việt Nam bỏ trốn, không chịu về nước, chủ yếu do mức lương lao động được nhận khi đi XKLĐ Hàn Quốc. Trung bình thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng, có người lên đến 40-50 triệu đồng/tháng. Các nhà máy địa phương, công trường xây dựng ở Hàn Quốc rất nhiều, nên dễ tìm việc. Các ông chủ cần một lượng lớn nhân công, kể cả tay nghề không cao, nên vẫn chấp nhận thuê lao động bất hợp pháp.

Cùng với đó, sự thiếu đồng bộ trong hành lang pháp lý, cùng với thủ tục trình tự xét xử phức tạp, việc tìm kiếm lao động bỏ trốn ở nước ngoài để đưa ra tòa không hề đơn giản, cho nên đến nay hầu như chưa có trường hợp lao động bỏ trốn nào bị đưa ra tòa.

Rào cản XKLĐ Hàn Quốc - XKLĐ Nhật Bản lên ngôi

Chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc tạm ngưng tiếp nhận lao động, Nhật Bản sẽ là thị trường mà lao động lựa chọn nhiều nhất hiện nay với số lượng người xuất cảnh gần 60.000 người năm 2023 và dự kiến tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Với mức lương xuất khẩu lao động năm 2023 tăng mạnh, cùng với những chế độ đãi ngộ tốt từ nghiệp đoàn, Nhật Bản không chỉ là cơ hội thoát nghèo mà còn làm giàu nhanh nhất hiện nay.
Các ngành nghề đi XKLĐ Nhật Bản

Các ngành nghề đi XKLĐ Nhật Bản

 
Nếu bạn còn đắn đó về quyết định của mình, hãy tham khảo bài viết sau đây, bạn sẽ có những câu trả lời phù hợp:

>> Quyết định có nên đi xuất khẩu lao động Nhật năm 2023 hay không?
Nguồn: http://nhandan.com.vn/

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang