Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới

07/07/2022
Nếu ở Việt Nam có ngày Lễ Vu Lan báo hiếu, ở Trung Quốc có ngày lễ ma đói, ở Hàn Quốc có Tết Trung Thu để tưởng nhớ những người thân đã khuất thì ở Nhật Bản có lễ hội Obon là ngày để đoàn tụ cùng với các linh hồn. Đây là cơ hội cho các bạn trẻ đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản được hòa mình vào không khí linh thiêng tại xứ xở phù tang này.


Lễ Obon năm nay được nghỉ 9 ngày 
 Nội Dung Bài Viết  

1. Lễ hội Obon là gì?

Đây là lễ hội bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân. 

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới

Lễ hội Obon - lễ Vu Lan của người Nhật  

2. Lễ hội Obon diễn ra khi nào?

Lễ hội Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.

Trong khi đó các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam tổ chức Kyu Bon (Bon cũ) vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch.

Các bạn có thể tham khảo thêm: Lịch đỏ Nhật Bản 2021 - 15 ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản, bạn đã biết? 

3. Người Nhật làm gì trong lễ hội Obon? 

Ngày lễ Obon được làm theo một trình tự nhất định từ lễ đón linh hồn về nhà rồi thờ cúng, tưởng nhớ đến hết lễ thì làm nghi thức tiễn các linh hồn đi. 

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới

Nhà nhà treo đèn lồng để dẫn đường cho các linh hồn về đoàn tụ  

Trong ngày đầu tiên của lễ hội Obon, người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà, đi thăm viếng lăng mộ của người thân đã quá cố và quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ngày tiếp theo, là khoảng thời gian các kinh hồn ở nhà nên người Nhật sẽ làm đồ cúng thường là bánh khảo từ bột gạo cùng với những giỏ hoa quả đẹp mắt.

Vào ngày cuối cùng, thì người Nhật sẽ làm lễ tiễn các linh hồn đi với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy), theo đó, các con thuyền bằng giấy sẽ được thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

4. Các nghi thức không thể bỏ qua tại lễ hội Obon

Lễ dâng lửa hoành tráng tại Tokyo

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới

Lễ dâng lửa được thực hiện trên 5 đỉnh núi quanh Tokyo  

5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong vòng khoảng 1h đồng hồ. Đây chính là hình ảnh tuyệt vời vào giữa đêm mùa hè tại Cố Đô Nhật.

Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở 5 ngọn núi bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền, và 1 chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii(cổng lên trời).

Vũ điệu Bon-Odori vui nhộn, đầy màu sắc

Sau khi lửa cháy hết, các điệu múa của lễ hội được tổ chức tại chùa Yusenji dưới chân các ngọn núi.Đây là một điệu nhảy dân gian của cộng đồng, là điểm nhấn của lễ hội. Điệu nhảy rất đơn giản, vì thế mọi người đều có thể tham gia vào đám đông nhảy múa mà không cần đến kỹ năng.

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới\

Vũ điệu huyền thoại trong lễ Obon 

Các vũ công trang điểm và khoác lên mình vẻ ngoài giống với các nhân vật dân gian nổi tiếng. Mọi người nhảy múa xung quanh một sân khấu, nơi nhạc sĩ và các tay trống taiko trình diễn.

Lễ hội đèn lồng bừng sáng cả dòng sông

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới 

Người dân náo nức đi thả đèn lồng trên sông tiễn linh hồn 

Đây là nghi thức Togo Nagashi. Người Nhật sẽ thả thuyền hoa đăng trên sông. Bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một dòng sông sáng lấp lánh, thơ mộng. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.

5. Lễ Obon mang tin vui đến cho các bạn  đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản​

Thứ nhất, Người Nhật được nghỉ lễ Obon 3 ngày đồng nghĩa các bạn thực tập sinh đang làm việc tại Nhật cũng được nghỉ lễ 3 ngày. Thời gian này các bạn có thể cùng bạn bè ra ngoài vui chơi, ngắm cảnh.

Thứ hai, vì đây là một lễ hội lớn nên vào những ngày này sẽ có rất nhiều việc làm thêm đặc biệt là tiền lương cao gấp đôi, gấp 3 ngày thường đó nếu không muốn vui chơi thì các bạn sẽ có cơ hội kiếm thêm thu nhập.

Một vài chia sẻ từ TTS tại lễ hội Obon
 

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới
 

Vừa đi làm có tiền, vừa được chủ chiêu đãi 1 bữa hoành tráng 
 

Bạn Tuấn Tài sang Nhật làm thực tập sinh xây dựng cũng chia sẻ những bức hình của mình trong đêm lễ hội Obon 


Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới

Buổi tối đi chơi lễ Obon 1 mình, ai đi cùng không? 
 

Lễ hội Obon – khoảnh khắc giao thoa giữa 2 thế giới

Không khí lễ hội Obon thật náo nhiệt, không ảm đạm như lễ Vu Lan ở Việt Nam 

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây:
Top 5 lễ hội Nhạt Bản bạn nên tham gia dù chỉ một lần!
Trang phục lễ hội Obon - Những nét đặc sắc trong lễ hội Obon 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang