Với trường hợp thực tập sinh bỏ trốn ra ngoài ngay trong khi đang trong thời hạn hợp đồng hoặc sau khi hết hạn....Nếu bị phát hiện, người lao động sẽ buộc phải về nước và chịu mọi chi phí, cấm không được nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 5 năm, có thể bị phạt tù lên tới 3 năm hoặc phạt tiền đến 3 triệu yên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình phạt đối với thực tập sinh bỏ trốn khi làm việc ở nước ngoài.
Thực tập sinh bỏ trốn khỏi Nhật Bản đều phải chịu hình phạt từ phía Nhật Bản và Việt Nam
1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài
- Chi phí đi xuất khẩu lao động cao.
Để được sang Nhật làm việc, người lao động phải bỏ ra số tiền lên lớn (xem chi tiết mức phí đi XKLĐ Nhật Bản năm 2023). Hầu như người lao động không tự túc được chi phí này mà phải vay ngân hàng hoặc vay lãi bên ngoài.
Vì vậy nhiều lao động sẽ nghĩ rằng bằng mọi giá kiếm đủ tiền để trả nợ, họ quyết định bỏ trốn ra ngoài ngay trong khi đang trong thời hạn hợp đồng hoặc sau khi hết hạn.
- Lương thấp.
Nhiều lao động may mắn có được việc làm ổn định, có nhiều việc làm thêm nên mức lương khá cao. Tham khảo ngay mức lương cơ bản của lao động Nhật Bản năm 2019
Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp người lao động có mức lương chỉ đủ sống, không thể bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra, nên họ quyết định bỏ trốn ra ngoài với mong muốn sẽ tìm được công việc có mức thu nhập cao hơn.
- Một số nguyên nhân khách quan khác khác.
+ Mâu thuẫn giữa lao động Việt Nam với nhau.
+ Mâu thuẫn giữa người lao động với chủ sử dụng lao động hay điều hành người Nhật do chủ sử dụng khắt khe, ép làm việc, hành xử thô bạo,…
+ Do bạn bè, đồng hương lôi kéo bỏ trốn ra ngoài.
+ ...
2. Hình phạt đối với thực tập sinh bỏ trốn tại Nhật Bản
Hình phạt từ phía Nhật Bản đối với thực tập sinh bỏ trốn
Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có mức xử lý đối với thực tập sinh bỏ trốn. Cụ thể:
Nếu người lao động tự giác ra trình diện mà không bị vi phạm pháp luật thì sẽ được về nước và chỉ bị cấm nhập cảnh Nhật Bản trong 1 năm.
Nếu lao động vẫn còn thời hạn lưu trú tại Nhật Bản mà không làm việc, bỏ trốn ra ngoài hoặc cư trú một nơi không rõ ràng, không vi phạm pháp luật. Khi bị bắt thì sẽ cho về nước và phải giải quyết các liên quan đến xí nghiệp làm việc trước đó. Lao động cũng hết thời gian lưu trú tại Nhật Bản từ đó.
Với những trường hợp người lao động vẫn còn thời gian lưu trú tại Nhật Bản, nhưng không làm việc tại công ty tiếp nhận mà làm việc ở một công ty khác. Với trường hợp này, người lao động sẽ bị cưỡng bức về nước và bị xử phạt hình sự. Nếu lao động làm việc quá thời gian lưu trú tại Nhật thì sẽ bị xử lý giống với trường hợp lưu trú bất hợp pháp.
Thực tập sinh bỏ trốn khi làm việc tại Nhật Bản sẽ bị xử phạt nghiêm theo đúng quy định của pháp luật
Hình phạt từ phía Việt Nam với thực tập sinh bỏ trốn
Thông báo đến chính quyền địa phương, chính quyền địa phương sẽ thông báo đến gia đình người lao động để họ liên lạc với người thân của mình làm thủ tục về nước.
Sau này, nếu như muốn đi xuất khẩu lao động tại các nước khác có thể lao động sẽ không được làm các thủ tục xác nhận của địa phương.
Thực tập sinh sẽ bị phạt toàn bộ số tiền phí xuất cảnh đã nộp cho công ty phái cử tại Việt Nam, không được nhận các tiền trợ cấp và tiền hoàn thuế, bảo hiểm từ phía Nhật Bản.
Đối với địa phương có nhiều người lao động bỏ trốn thì có thể bị cấm không cho làm thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nữa. Cách đây 2 năm, một số địa phương ở nước ta cũng bị cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Lời khuyên:
Cuộc sống của người lao động bỏ trốn nước ngoài khi làm việc ngoài vòng pháp luật thì rủi ro là rất cao. Không đảm bảo được điều kiện sinh hoạt, trốn chui lủi và luôn có tâm lý lo sợ, không những vậy người lao đông còn có thể bị lừa đảo môi giới việc...
Nếu lao động bỏ trốn khỏi Nhật Bản có thể sẽ bị cấm đi XKLĐ nước khác và phạt một khoản tiền lớn
Mức tiền phạt thực của thực tập sinh bỏ trốn tại Nhật Bản
Theo nghị định 95 xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực XKLĐ những trường hợp bị xử phạt:
+ Khi hết hạn hợp đồng vẫn lưu trú tại nước ngoài trái phép.
+ Hết hạn cư trú.
+ Bỏ trốn khỏi xí nghiệp làm việc theo hợp đồng.
+ Nhập cảnh đến nước tiếp lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
Với các trường hợp này, người lao động đều bị xử phạt từ 80 – 100 triệu đồng. Người lao động còn bị cấm đi làm việc ở nước ngoài từ 2 – 5 năm. TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.