Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Gia tăng thất nghiệp trong lao động trẻ có trình độ Đại học - Cao Đẳng

16/07/2014
Việc làm đang tiếp tục khó khăn là điều nhìn thấy rõ nét nhất qua các số liệu thống kê, khảo sát mới đây về thị trường lao động Việt Nam của các cơ quan thuộc Bộ LĐ-TB&XH. Nhức nhối nhất là tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, đặc biệt nghiêm trọng đối với thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Thêm một mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đang diễn ra, các bậc phụ huynh và các em học sinh cần tỉnh táo, cân nhắc để có được định hướng tốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của các em.

 
xuất khẩu lao động

Trình độ CĐ, ĐH tiếp tục gặp khó về việc làm
 
Trong số lao động cầm hồ sơ đến tìm việc tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội phiên đầu tháng 7 vừa qua, gương mặt buồn buồn của cô bé Lê Hồng Lam đến từ Ý Yên, Nam Định khiến tôi đặc biệt chú ý. Lam cho biết, em đã tốt nghiệp khoa kế toán của Trường CĐ kinh tế Nam Định được 1 năm mà không tìm được việc. Ra trường về nhà ăn bám mẹ, rồi làm đục đẽo theo nghề phụ của cả làng cũng chán, Lam quyết định đi làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất dây điện, phụ tùng cho xe máy ở TP Nam Định. “Lương công nhân của em làm cật lực từ sớm đến tối cũng chỉ được 3 triệu đồng, nên thỉnh thoảng em vẫn cố gắng đi tìm cho mình một cơ hội khác”, Lam chia sẻ. Còn Nguyễn Văn Túc ở Khoái Châu (Hưng Yên) cũng tốt nghiệp ĐH khoa Công nghệ thông tin, chờ đợi mãi không có việc làm, cũng đành đầu quân làm công nhân may tại TP Hưng Yên. Công việc vất vả, lương thấp, không có tích lũy, lại không có hoạt động đoàn thể, giải trí nào cho thanh niên nên Túc cũng đã đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. “Nếu trúng tuyển thì em sẽ quyết tâm xa nhà 3 năm để dành được khoản vốn, về nước tự tổ chức làm ăn”, Túc cho hay.
 
Bản tin về thị trường lao động được Bộ LĐ-TB&XH công bố mới đây cho thấy trong Quý I/2014, cả nước có 1.045,5 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với cuối năm ngoái, trong đó có 493 nghìn người là nữ (47,2%), 546,7 nghìn người ở thành thị (chiếm 52,3%). Tỷ lệ thất nghiệp nữ cao hơn nam, tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn (1,53%). Điều đáng lưu ý là nhóm lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn tìm việc làm. Vẫn còn 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp, chiếm 4,14% tổng số người có trình độ này, tăng 4,3 nghìn người so với những tháng cuối của năm 2013; có 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng, tăng 7,5 nghìn người. Thất nghiệp thanh niên tiếp tục là vấn đề cần quan tâm khi mà cả nước có 504,7 nghìn thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) bị thất nghiệp (chiếm 6,66%), tăng 54 nghìn người so với quý 4/2013 và tăng 17 nghìn người so với quý I/2013. Đặc biệt có 21,2% thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ từ ĐH trở lên bị thất nghiệp
Lỗ hổng trong tư vấn, hướng nghiệp
 
Từ thực tế của các phiên giao dịch tại Sàn giao dịch việc làm, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội chia sẻ: “Việc làm ít, tỷ lệ thất nghiệp cao là một thực tế đáng báo động”. Tình hình tuyển dụng liên tục sụt giảm, giảm nhiều nhất ở khối sản xuất. Những năm trước nhiều DN còn đặt vấn đề nhờ trung tâm tuyển giúp lao động ở các trường ĐH, CĐ, các trường nghề, nhưng từ đầu năm đến nay các DN gần như không có biến động lao động. Tuy nhiên đáng chú ý là tỷ lệ đăng ký thất nghiệp tại TT GTVL Hà Nội lại tăng đáng kể, dao động từ 2.500 đến 2.800 người/tháng, riêng trong tháng 6 đã tăng lên tới gần 3.500 người. Cũng phải kể đến một thực tế là các DN thường ưu tiên tuyển chọn các lao động có kinh nghiệm, tuy nhiên tỷ lệ được tiếp nhận trong số những lao động thất nghiệp lại không cao. “Đây là số lao động có nhu cầu tìm việc cao, có kinh nghiệm nhưng cũng rất ít người tìm được việc làm mới”, ông Thành cho rằng cần có cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu cụ thể để làm rõ vấn đề này.
 
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, một trong những tồn tại lớn nhất của thị trường lao động chính là lỗ hổng trong tư vấn, hướng nghiệp từ THCS, đến THPT, CĐ, ĐH, chưa chỉ ra được ngành nào, nghề nào đang cần lao động, đang thiếu lao động, cần tố chất, kỹ năng gì. Cần phải thực hiện tốt hơn nữa thông tin thị trường lao động, kết nối được nhu cầu của nhà tuyển dụng với nguồn lao động một cách thường xuyên. Về vĩ mô cần thúc đẩy các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo và cải thiện chất lượng việc làm. “Qua phân tích, đánh giá các chỉ số kinh tế, việc làm, chưa thấy có nhiều dấu hiệu chuyển biến nhanh trong năm 2023. Tôi chỉ có một khuyến cáo, thanh niên, người lao động phải quan tâm nhiều hơn đến đời sống việc làm trong thực tế, cơ hội việc làm gắn với năng lực của mình”, 

 
 Theo CAND

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang