Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Có những điều bạn chưa biết về đũa Nhật - Khám phá ngay!

08/05/2018
 Đũa là vật dụng rất quen thuộc đối với đời sống chúng ta. Hơn cả thế, những đôi đũa Nhật lại ẩn chứa nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng mà người dân đã gìn giữ qua hàng đời nay. Hãy cùng khám phá về những đôi đũa Nhật này nhé.
Có những điều bạn chưa biết về đũa Nhật - Khám phá ngay!

Lịch sử ra đời đũa Nhật

Đũa Nhật hay còn có tên gọi là Há Sì (Hashi) được bắt nguồn từ Trung Quốc và truyền bá sang Nhật Bản qua sự giao lưu văn hóa giữa 2 nước bởi các nhà buôn, nhà sư. Đũa bắt đầu được dùng trong cung đình rồi lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng năm 710 đến năm 794 (thời kỳ Nara).

Hình thức của đôi đũa trong cung đình Nhật Bản thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt trong đó đũa của vua và những người trong hoàng tộc thì ngắn hơn đũa của quan lại.

Từ năm 1185 trở đi, đũa đã trở thành vật dụng phổ biến trong đời sống người dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, đũa ngắn trong dân gian thì trái ngược với cung đình: đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ và đũa của anh dài hơn đũa của em.

Lễ hội đũa tại Nhật Bản

Do tên gọi của đôi đũa là hashi nên người ta đã chọn ngày 4 tháng 8 làm ngày lễ hội đũa. Hiểu theo cách chơi chữ của người Nhật, số 4 được đọc là shi còn số 8 đọc là hachi. Vì vậy cách đọc ha-shi của đôi đũa nghĩa là 8-4 theo cách nói tháng trước ngày sau của người Nhật.

Những đôi đũa Nhật Bản với nhiều họa tiết khác nhau

Những đôi đũa Nhật Bản với nhiều họa tiết khác nhau

 
Do đó, ngày lễ hội đũa sẽ được diễn ra vào ngày 4 tháng 8 hàng năm. Và kể từ năm 1975 thì ngày 4 tháng 8 chính thức được gọi là ngày hashi no hi (箸の日) hay hashi matsuri (箸祭). Đây cũng là một trong những lễ hội lớn được người dân Nhật Bản mong chờ.

Mục đích của ngày lễ này là để “cảm tạ đôi đũa và cung dưỡng linh hồn đũa”. Ngày lễ này được tổ chức hàng năm như một ngày lễ của Thần đạo và được tổ chức tại các đền thờ Thần đạo. Nghi lễ chính của ngày lễ đũa là mọi người lần lượt gửi những lời cầu nguyện của mình vào đôi đũa chưa dùng, lần lượt ném đôi đũa đó vào trong một chảo lửa lớn đặt giữa sân đền.

Nghi thức này gọi là “cung dưỡng đũa” và người ta thường cầu nguyện cho được thành đạt, cầu phúc và giải trừ tai họa, xin trường thọ, không bệnh tật,… Và cùng với nó là tấm lòng cảm tạ những đôi đũa vì đã liên tục phục vụ cho con người suốt cả năm. 

Sử dụng đũa đúng chuẩn người Nhật 

* Cách cầm đũa đúng chuẩn 

-  Chiếc đũa nằm dưới, đặt lên móng tay của ngón áp út, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để cố định lại.
- Chiếc đũa nằm trên, đặt nằm trên ngón tay giữa, sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển nhẹ nhàng để gắp thức ăn.
- Khi dùng đũa gắp thức ăn chỉ có đũa nằm trên di chuyển, chiếc đũa nằm dưới cố định.
Cách cầm đũa Nhật đúng chuẩn

Cách cầm đũa Nhật đúng chuẩn
* Cách lấy đũa 
- Lấy đũa bằng tay phải.
- Nhận đũa bằng tay trái.
- Đổi lại cách cầm đũa bằng tay phải.
- Cách cầm đũa đúng khi ăn.
Sử dụng đũa đúng quy tắc

Sử dụng đũa đúng quy tắc

* Những quy tắc cấm kị khi sử dụng đũa của người Nhật
- Không cắm đũa vào bát cơm và thức ăn
- Không gắp chuyền thức ăn
- Không gắp chuyền thức ăn
- Không gác đũa ngang bát cơm 
- Không và cơm trực tiếp vào miệng
- Không cắn vào đầu đũa 
- Không di chuyển đũa hướng vào người đối diện
- Không nên cầm đồng thời bát canh và đũa 
- Dưới đây là một vài điều cấm kỵ khi sử dụng đũa ở Nhật
- Không dùng đũa để di chuyển món ăn đến gần mình.
- Không dùng đũa để tìm kiếm món ăn mà mình thích.
- Khi đang phân vân chưa biết nên chọn món gì, không được dí đũa trên các món ăn.
- Không dùng đũa để giữ các chén bát khác.
- Không dùng đũa để trộn, tìm thức ăn.
- Không cắm đũa vào thức ăn, rồi để nguyên như vậy không chịu ăn, đây là hình ảnh chỉ có trên mâm cơm cúng vong linh người đã chết theo nghi thức phật giáo.
- Sau khi ăn 1 mặt cá(có xương) xong, không được dùng đũa đâm xuyên qua cá để ăn tiếp mặt kia của con cá.
- Không dùng hai tay để kẹp đũa lại như đang cúng.
Những điều cấm kị khi sử dụng đũa tại Nhật Bản

Những điều cấm kị khi sử dụng đũa tại Nhật Bản

Tách đũa Nhật đúng cách

Các loại đũa tre/gỗ dùng một lần thường phải tách đôi trước khi sử dụng. Và trong văn hóa ăn của người Nhật cũng có quy định rõ ràng về việc này.

- Bạn nên tránh cầm đôi đũa theo chiều đứng trước mặt và tách sang hai bên.
- Cách làm đúng ở Nhật là bạn nên cầm đôi đũa theo chiều ngang và tách ra theo hướng từ trên xuống.

 


Cách tách và sử dụng đũa Nhật đúng chuẩn

Những điều bạn chưa biết về đôi đũa Nhật

- Ở Nhật, mỗi người đều có một đôi đũa cho riêng mình

Khác với Việt Nam chúng ta, trong mỗi gia đình Nhật Bản thì mỗi thành viên sẽ có một đôi đũa riêng. Tùy theo sở thích của mỗi người thì sẽ lựa chọn một dạng đũa khác nhau ví dụ như bố thì chọn đôi có hoa văn nam tính, mẹ chọn đôi đũa dài còn con thì sử dụng đũa ngắn hơn cùng với những họa tiết dễ thương. Việc sử dụng mỗi người một đôi đũa nhằm đảm bảo vệ sinh và lịch sự khi ăn uống.

- Đũa Nhật làm bằng chất liệu gì?

Đũa Nhật hầu hết làm bằng gỗ bởi tính tiện lợi cũng như về chi phí giá thành làm ra sản phẩm. Đó cũng là lí do khiến nhu cầu sử dụng đũa dùng một lần Wari-bashi tại các cửa hàng, quán ăn, siêu thị được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra thì những sản phẩm đũa bằng nhựa được làm cho trẻ em hoặc đồ dùng cao cấp được làm bằng vàng, bạc.

Mua đũa Nhật ở đâu?

Đối với người Việt muốn tìm mua sản phẩm đũa Nhật cao cấp bạn có thể lựa chọn mua tại nhiều địa điểm cũng như cách thức khác nhau. Một trong những địa chỉ mua hàng Nhật tốt nhất là tại các trung tâm thương mại như AEON Mall, shop Việt Nhật,...
Siêu thị AEON Mall - địa điểm bán hàng Nhật tại Việt Nam

Siêu thị AEON Mall - địa điểm bán hàng Nhật tại Việt Nam 

 
Bên cạnh những shop bán hàng Nhật, oder hàng Nhật về Việt Nam, bạn cũng có thể mua hàng trực tuyến từ các website thương mại điện tử hiện nay như Sendo, Shop Sakura, Websosanh....
Những sản phẩm đũa Nhật được bán trên Sendo

Những sản phẩm đũa Nhật được bán trên Sendo

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang