Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Bị tiểu đường vẫn có cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

16/10/2017
Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến công việc cũng như khả năng đi làm việc tại Nhật Bản. Vậy nếu mắc bệnh tiểu đường thì có đi làm việc tại Nhật được không, bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi này cho bạn.
 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh về rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ, protein khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể. Căn bệnh này có biểu hiện tiểu nhiều, khát nước, ăn nhiều, sụt cân nhanh chóng. 

Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh hiểm nghèo như: bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thần, liệt dương,...

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì?

- Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

- Tiểu nhiều, khát nhiều: Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. 

- Nhanh đói: Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.

- Giảm cân không kiểm soát: Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

- Vết thương lâu lành: Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.

- Bệnh về da: Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu

- Mờ mắt: Dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.

- Nhiễm nấm: Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.

- Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.

- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa. 

Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường. 

Bệnh tiểu đường có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Nhật Bản nổi tiếng là thị trường khó tính và yêu cầu chất lượng lao động khá khắt khe, nếu kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu của bạn tăng cao, bạn sẽ không thể tham gia làm việc tại Nhật.

Bệnh đái tháo đường thuộc vào nhóm các bệnh nội tiết không đi xuất khẩu lao động được. Với trường hợp bị mắc bệnh tiểu đường thì lao động nên chữa khỏi để có thể đăng kí chương trình này.

Xem thêm các bệnh lý bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản

>> 13 Bệnh lý bị cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chữa bệnh tiểu đường đi XKLĐ Nhật Bản ở đâu?

Một số bệnh viện chữa bệnh tiểu đường uy tín hiện nay:

  1.  Khoa nội tiết và đái tháo đường – Bệnh viện Bạch Mai

  2. Khoa nội tiết – Bệnh viện Hồng Ngọc

  3. Khoa khớp và nội tiết – Bệnh viện 103

  4. Khoa nội tiết bệnh viện 198

  5. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương


Sau khi chữa khỏi bệnh tiểu đường bạn hoàn toàn có thể tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản một cách binh thường. Nếu có thắc mắc về vấn đề bệnh tiểu đường và đi XKLĐ Nhật hay các bệnh khác, xin vui lòng để lại câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang