Nếu bạn không muốn đổi quốc tịch mà chỉ muốn sống và làm việc lâu dài trên đất Nhật mà không cần phải gia hạn visa thì xin vĩnh trú ở Nhật là cái bạn cần. Vậy bạn có thuộc đối tượng được cấp quyền vĩnh trú không? Vĩnh trú thì có những quyền lợi gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Bạn có muốn biết mình có được cấp quyền vĩnh trú ở Nhật không?
1. Vĩnh trú và nhập quốc tịch có gì khác nhau?
Đối với người vĩnh trú tại Nhật thì họ có thể sống lâu dài ở Nhật mà không cần gia hạn visa, không phải đổi quốc tịch nhưng nếu vi phạm các vấn đề nghiêm trọng thì vẫn bị trục xuất về nước như thường. Ngoài gia thì họ cũng bị hạn chế trong tuyển cử cũng như trong bảo hiểm xã hội.
Đối với người nhập quốc tịch Nhật Bản thì bạn đã trở thành công dân Nhật Bản. Bạn không cần phải lo lắng việc trục xuất, bạn cũng có quyền tuyển cử, đóng bảo hiểm,.. như một người Nhật thực thụ.
Tham khảo thêm: Nhập quốc tịch Nhật Bản là gì? Có khó hay không?
2. Điều kiện để được cấp quyền vĩnh trú ở Nhật là gì?
Điều kiện để cấp quyền vĩnh trú ở Nhật là gì?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp là cơ quan có quyền xem xét quyền vĩnh trú ở Nhật. Tuy nhiên bạn có được cấp quyền hay không là phụ thuộc vào các đánh giá tổng hợp từ rất nhiều yếu tố như công việc hiện tại, thu nhập, tình trạng lưu trú và tính khẩn thiết của như cầu xin visa vĩnh trú.
Để biết thêm chi tiết thì các bạn có thể tham khảo các điều kiện xin quyền vĩnh trú như sau:
Người xin vĩnh trú phải có nhân thân tốt
Điều kiện này có nghĩa là người xin vĩnh trú phải có đạo đức tốt, không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, trì hoãn đóng thuế,… hay thậm chí là đời sống sinh hoạt gây ảnh hưởng không tích cực đến xã hội.
Có tài sản và kỹ năng để sinh sống độc lập
Bạn cần 1 công việc và điều kiện kinh tế ổn định
Muốn có quyền vĩnh trú ở Nhật thì bạn cần phải có cuộc sống và kinh tế ổn định để chăm lo cho gia đình bạn.
Bộ trưởng Tư Pháp xác nhận người xin vĩnh trú có ích với nước Nhật
Người Nhật sẽ không bao giờ muốn “du nhập” các thành phần không có ích cho đất nước của họ vì vậy nếu bạn muốn xin vĩnh trú thì bạn phải là người có ích, tạo ra giá trị nào đó cho đất nước của họ.
Điều kiện về thời gian đã lưu trú ở Nhật
Bạn cần có 10 năm sinh sống liên tục ở Nhật và có 5 năm liên tục làm việc ở Nhật (điều kiện 5 năm làm việc ở Nhật không tính cho các loại visa như visa du học sinh, visa đoàn tụ gia đình, visa hoạt động văn hóa, visa thực tập sinh và visa ngắn hạn).
Với một số dạng visa đặc biệt thì thời hạn tối thiểu có thể ngắn hơn
Kết hôn với người Nhật
* Vợ (chồng) của người vĩnh trú hoặc người Nhật, sinh sống cư trú ở Nhật trên 1 năm đồng thời có thời gian kết hôn trên 3 năm thì có thể xin vĩnh trú
* Con ruột - con nuôi đặc biệt của người vĩnh trú hoặc người Nhật chỉ cần có thời gian cư trú tại Nhật trên 1 năm thì cũng được xét quyền vĩnh trú
* Người có tư cách cư trú “người định cư”, cư trú tại Nhật Bản liên tục 5 năm trở lên thì mới được cấp quyền vĩnh trú.
* Người tị nạn được chấp nhận và đã cư trú tại Nhật Bản trong 5 năm trở lên.
3. Lợi ích từ việc xin được quyền vĩnh trú
Không bị hạn chế thời gian sinh sống ở Nhật là bao lâu
Không bị hạn chế các hoạt động (ví dụ như ngành nghề làm việc) khi ở Nhật như các loại visa DHS, TTS,..
Độ tín nhiệm cao khi vay tiền đầu tư hay các hoạt động xã hội khác
Trong nhiều trường hợp phạm luật ở Nhật đến mức độ bị trục xuất khỏi Nhật Bản thì người có quyền vĩnh trú vẫn có thể được nhân nhượng cho ở lại Nhật Bản.
4. Chú ý
Người có tư cách lưu trú vợ/chồng của người Nhật (người vĩnh trú) sẽ được miễn các điều kiện sinh kế và điều kiện thái độ.
Trong thời gian xin cấp phép vĩnh trú, bạn vẫn phải gia hạn tư cách lưu trú (Visa).
Người Nhật rất ghét các hành vi trốn thuế vì vậy để được nhận quyền vĩnh trú thì bạn nhớ đóng đầy đủ các khoản thuế nhé!
Đọc thêm bài viết: Không đóng thuế Nenkin thì ĐỪNG MƠ xin visa vĩnh trú ở Nhật!
Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn trả lời câu hỏi bạn có quyền vĩnh trú ở Nhật Bản không. Mong rằng bài viết đã đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho bạn. Chúc bạn thành công!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.