Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường XKLĐ Nhật - dự đoán xu hướng trong tương lai

10/01/2022
Xuất hiện từ cuối tháng 12/2019, cho đến nay virus Covid 19 đã dần được kiểm soát. Tuy nhiên, hậu quả của nó cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Điều này khiến các công ty buộc phải phá sản hoặc có nguy cơ phá sản, dẫn đến một lượng lớn người lao động đứng trước nguy cơ mất việc. Kèm theo đó có số lượng thực tập sinh lớn không thể sang Nhật do sự cấm nhập cảnh từ chính phủ Nhật Bản. Trong bài này, xuatkhaulaodong.com.vn sẽ phân tích về tình hình của thị trường XKLĐ Nhật và dự đoàn xu hướng trong tương lai.
 

1. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường XKLĐ Nhật

>>>> Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế 

Nhằm làm hạn chế lây lan của virus cúm Corona, chính phủ Nhật đã ban bố “lệnh khẩn cấp” kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài. Chính vì vậy rất nhiều công ty đã để cho nhân viên làm việc tại nhà, các hàng quán phải đóng cửa ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, các công ty liên doanh cũng liên tục gặp khó khăn không thể lường trước được khi không thể nhập khẩu linh kiện hay tuyển nhân công từ nước ngoài.   


>>>> Các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề

Diễn biến của tình hình lây lan phức tạp khiến các công việc của ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng do số lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngoài ra, các ngành như dịch vụ giải trí, dịch vụ cưới hỏi, tổ chức sự kiện cũng bị thiệt hại nặng về doanh thu.

>>> Việc tạm dừng nhập cảnh từ chính phủ Nhật Bản

Diễn biến của tình hình lây lan phức tạp khiến chính phủ Nhật Bản tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có cả lao động Việt Nam sang quốc gia này làm việc.

2. Những ngành nghề ít bị ảnh hưởng của dịch Covid-19
 
Những ngành nghề luôn trong tình trạng thiếu lao động là các ngành như điều dưỡng (介護業界), ngành lưu thông hàng hóa (物流業界), ngành sản xuất. Ngành IT – công nghệ thông tin càng trở nên phát triển mạnh mẽ do các công ty đa số đều áp dụng hình thức telework, làm việc từ xa, nên các phần mềm, ứng dụng sẽ được sử dụng triệt để. Như vậy nhu cầu tuyển dụng ngành này có khả năng sẽ không giảm đi trong tình hình này.

Những công ty liên doanh, công ty vừa và nhỏ sẽ tích cực tuyển dụng hơn nhất là khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát và các công ty bắt đầu khôi phục sản xuất thời gian tới. Những công ty về dịch vụ vận chuyển hàng hóa và giao thức ăn nhanh sẽ chiếm ưu thế hơn trong tình hình hiện nay.


3. Xu hướng thay đổi của thị trường XKLĐ trong tương lai

>>> Những tín hiệu tích cực của ngành

Sau gần 2 năm cả thế giới chiến đấu với dịch Covid 19, tại cả Việt Nam và Nhật Bản dịch bệnh đã được kiểm soát và bắt đầu đẩy mạnh sản xuất để khôi phục nền kinh tế.

Tại Việt Nam số ca nhiễm đang có xu hướng giảm khi tính từ 17h ngày 10/10 đến 17h ngày 11/10, cả nước chỉ ghi nhận 3.619 ca nhiễm mới. . Tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong giảm rõ rệt. Hiện tại 91% bệnh nhân COVID-19 ở nước ta đã được chữa khỏi. Đặc biệt, theo báo cáo tại cuộc họp cho biết, tính đến 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm 1 liều vaccine và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều vaccine. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Tại Nhật Bản, trong ngày 10/10 Tokyo chỉ còn 60 ca nhiễm mới trong ngày. Đây cũng là con số thấp nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây (kể từ 23/9/2020). Hiện tại, tỉ lệ hoàn thành tiêm vacxin toàn dân tại Nhật cũng đã lên tới 63.1% (tỉ lệ tiêm 1 mũi là 72.8%). 

Bên cạnh việc gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn nước Nhật, chính phủ quốc gia này cũng đã bắt đầu cho phép tiếp nhận trở lại lao động sau hơn 8 tháng tạm ngừng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế đang thiếu trầm trọng nhân lực. Trong 2 ngày 9 và 10/09/2021 Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và đơn vị đào tạo phía Nhật Bản Arc Academy tổ chức xuất cảnh cho hơn 200 ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Đây được xem là tín hiệu tích cực tiến tới các ngành nghề khác được nhập cảnh

Xem chi tiết: http://www.dolab.gov.vn/New/View2.aspx?Key=6661

>>> Xu hướng ngành nghề tương lai

Thời điểm hiện có thể được xem thời điểm lý tưởng tham gia các đơn hàng XKLĐ, nhất là các ngành nghề phục vụ cho việc khôi phục nền kinh tế như ngành sản xuất, điện tử, thực phẩm, điều dưỡn,...Bạn cần biết rằng, khi các nhà máy tại Nhật đưa vào hoạt động họ sẽ cần một số lượng nhân công rất lớn để khôi phục sản xuất, đặc biệt từ việc tuyển dụng lao động nước ngoài. Hơn nữa, đây là giai đoạn công ty XKLĐ áp dụng mức phí rất thấp và chính sách hỗ trợ vay vốn, nợ phí với gia đình khó khăn. Thời điểm hiện tại nhiều lao động đang phân vân lo sợ dịch không tham gia. Tuy nhiên các đơn hàng XKLĐ Nhật cực kỳ nhiều điều này dẫn đến tỷ lệ chọi sẽ rất thấp. Nếu trước đây thi 3 lấy 1 thì nay chỉ còn thi 1:1 hoặc 2:1 mà thôi. Từ đó nếu ai tham gia thời điểm này sẽ cực dễ dàng trúng tuyển, nhất là những bạn có điều kiện kém như cao tuổi, có xăm, rối loạn sắc giác, cận thị,....

 
Để có sự chuẩn bị sẵn sàng ngay sau khi chính phủ Nhật Bản mở cửa, người lao động có mong muốn tham gia XKLĐ Nhật Bản cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
 
Một số vấn đề TTS cần phải biết nếu muốn đi XKLĐ Nhật Bản

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


Từ khóa: xuat khau lao dong
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang