Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

5 điểm khác biệt thú vị giữa trung thu Nhật Bản và Việt Nam

02/10/2017
Mỗi dịp trung thu về, những người con xa xứ tại Nhật Bản chắc hẳn đều rất nhớ nhà, nhớ không khí đón trung thu với đèn lồng, múa lân,...và cùng quây quần bên gia đình phá cỗ. Trung thu tại Nhật Bản tuy không được như ở nhà nhưng ở đó cũng gắn liền với những lễ hội lớn và có nhiều điểm thú vị. Hãy cùng xem trung thu tại Nhật Bản khác gì với Việt Nam nhé!

5 điểm khác biệt thú vị giữa trung thu Nhật Bản và Việt Nam

1. Nguồn gốc ngày tết trung thu

Trong các câu chuyện cổ tích xưa của Việt Nam, tết trung thu gắn liền với hình ảnh chị Hằng Nga, chú Cuội ngủ quên ở gốc cây đa và chú thỏ Ngọc dễ thương. Trong khi ở truyển thuyết của Nhật Bản chỉ xuất hiện hình ảnh thỏ Ngọc.

Ở Việt Nam, câu chuyện Thỏ Ngọc là câu chuyện thật cao đẹp và cảm động. Thời đó nhiều năm mùa màng thất bát, người và vật ăn thịt nhau để tranh giành sự sống. Thỏ là loài vật yếu đuối không đi được xa để kiếm ăn đành rủ nhau quay quanh bên đống lửa để chống chọi với đói và rét.

Trước cảnh khổ ải, khó khăn như vậy, một con thỏ đã nhảy vào đống lửa, thui mình làm thức ăn cho đồng loại của mình, mong tồn tại giống nòi. Khi đó Tây Vương Mẫu đi qua, thương cảm vì nghĩa khí của con vật, người đã nhặt đám xương tàn của con thỏ đó, phù phép cho nó thành hình hài bằng ngọc và được trường sinh bất tử trên cung trăng.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, người Nhật Bản lại cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc đang giã bánh Tsuki- Dango.

2. Ý nghĩa của ngày tết trung thu

Người Việt Nam coi trung thu là tết của trẻ em, vào ngày này trẻ em được đốt đèn lồng (đèn ông sao, đèn kéo quân,…) trẻ em thường đeo mặt nạ chơi trò chơi dưới ánh trăng rằm, và phá cỗ bánh kẹo. Ở nhiều địa phương còn tổ chức múa lân sư rồng phục vụ các bé vào ngày này.

Đây cũng là ngày mà mọi người tỏ lòng biết ơn đến những người quan trọng bằng cách trao tặng những chiếc bánh trung thu và trà rượu đến cha mẹ, thầy cô, họ hàng…

Ở Nhật lễ hội này được gọi là Tsukimi (lễ hội ngắm trăng), cũng được tổ chức vào rằm tháng tám. Ngày lễ ngắm trăng còn mang ý nghĩa nữa là tạ ơn phật đã ban phát cho người dân vụ mùa bội thu vì vậy họ làm những mâm lễ để cúng bằng chính sản vật nông sản mà họ làm ra như bánh Dango, cỏ bông bạc Susuki, Imomeigetsu. 

3. Có những hoạt động gì trong ngày tết trung thu?

Hoạt động nổi bật trong những ngày trung thu tại Việt Nam là trẻ em thường cầm trên tay những chiếc đèn ông sao sáng rực rước quanh khu nhà mình ở, vừa đi vừa hát những bài hát thiếu nhi và cùng ngắm trăng. Trên đường thường có những tốp múa lân làm khuấy động không khí cho các em nhỏ. Sau phần rước đèn, các em thường tụ họp lại và cùng phá cỗ chơi trăng.

Tại Nhật Bản, người dân làm những món bánh truyền thống, sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Đặc biệt, quan niệm của người Nhật là nhà nào có trẻ em đến tự ý ăn bánh thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn.

4. Ăn gì vào ngày tết trung thu?

Nói đến tết trung thu hay còn gọi là tết của thiếu nhi tại Việt Nam không thể thiếu được đồ ngọt như hoa quả, đặc biệt là bưởi và hồng ngâm. Ngoài ra, bánh trung thu, đèn ông sao, đèn kéo quân và múa lân là những biểu tượng khi nhắc đến những ngày này.

Còn ở Nhật Bản, dịp trung thu hay lễ hội Tsukimi, họ thường làm bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa.

>> Hướng dẫn cách làm món bánh 
Tsukimi Dango tại Nhật Bản

5. Người Việt thì làm gì trong ngày tết trung thu?

Tại Việt Nam, hầu hết các bạn trẻ trong dịp trung thì đều tụ họp bên gia đình, cùng nhau đi rước đèn ông sao và phá cỗ ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Còn ở Nhật Bản, trung thu là dịp những người Việt xa xứ gặp nhau, cùng nhau tổ chức liên hoan và làm những món ăn truyền thống của Việt Nam và cả Nhật Bản. Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị trang phục đi lễ hội Tsukimi - một trong những lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản.

Trung thu ở mỗi nước có một nét đẹp đặc trưng riêng và được giữ gìn qua hàng nghìn năm. Đây cũng là cơ hội cho những bạn du học sinh hoặc thực tập sinh khám phá những điều mới mẻ của nền văn hóa xứ Phù Tang này đấy. Hãy chia sẻ những cảm nhận nhớ nhất về trung thu dưới bình luận nhé!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang