Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

Giao tiếp với người Nhật Bản cần chú ý điều gì?

15/01/2018
Bất cứ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành những kẻ lố bịch, không đúng mực. Vậy khi giao tiếp với người Nhật cần chú ý những điều gì, hãy tham khảo bài viết sau:
hiểu văn hóa nhật thông qua cách giao tiếp với người Nhật

Những chú ý khi giao tiếp với người Nhật Bản

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

1. Lần đầu tiếp xúc với người Nhật

Trong màn chào hỏi khi lần đầu tiếp xúc, sau khi tự giới thiệu tên, người Nhật thường cúi chào và nói: “Rất mong sự giúp đỡ của bạn” (Trong khi có thể bạn thực sự chẳng giúp gì cho họ hoặc cũng không liên quan đến công việc của họ).

Trong chào hỏi, việc ôm hôn, bắt tay hay vỗ vai không phải là thông lệ, có chăng thì cũng chỉ khi uống với nhau chút đồ uống gì đó. Giữ khoảng cách là điều rất quan trọng với người Nhật. Nếu không sẽ bị coi là xô bồ, gây khó chịu.

 
cách giao tiếp với người nhật lần đầu tiếp xúc

Cách thể hiện đầy thiện cảm với người Nhật Bản

Hành động cúi gập người trước người khác rất được để ý và đầy hàm ý. Cúi chào là phong tục của người Nhật. Khi đối phương cúi chào mà mình vẫn đứng nguyên thì quả thật là thất lễ, vì thế người kia cũng cúi chào theo.

Khi cúi chào, nữ giới thường để hai tay phía trước, còn nam giới để hai tay bên hông. Góc độ cúi chào cũng thể hiện mức độ thân thiết, thái độ lịch sự. Nếu cúi đầu khoảng 15 độ thì tương đương với xã giao hàng ngày, còn nếu cúi đầu khoảng 30 độ thì là lời chào tôn kính hơn và thường được sử dụng trong lần tiếp xúc đầu tiên. Góc chào 45 độ thể hiện sự trịnh trọng, sự cảm ơn sâu sắc cũng như mong muốn hợp tác.

cách giao tiếp với người Nhật thông qua đưa danh thiếp

Trao danh thiếp khi giao tiếp với người Nhật Bản

Sau màn chào hỏi, công việc tiếp theo và không thể thiếu là trao danh thiếp. Người Nhật thường không giới thiệu tỉ mỉ về bản thân như chức vụ, nghề nghiệp , công ty, nơi ở…mà chỉ cần qua danh thiếp là họ đã có thể biêt được điều đó.

Người Nhật rất cẩn thận khi trao danh thiếp, bao giờ họ cũng hướng danh thiếp về phía đối phương, sao cho đối phương nhìn thấy ngay toàn bộ danh thiếp chứ không đơn thuần là đưa danh thiếp. Nếu khi trao mà danh thiếp bị lộn ngược hay quay mặt trái về phía đối phương thì bị coi là không tôn trọng.

Đương nhiên khi được trao danh thiếp thì bản thân cũng phải chuẩn bị danh thiếp và trao lại. Khi nhận được danh thiếp, phải thể hiện thái độ trân trọng bằng cách giữ gìn cẩn thận và cất gọn vào sổ tay, tránh việc nhét luôn  vào túi hoặc bỏ tạm ra đâu đó.

>> Chia sẻ về văn hóa cúi chào của người Nhật Bản

2. Văn hóa tắm tại Nhật Bản

Nếu người Việt Nam hầu hết giao tiếp với nhau tại quán nhậu thì người Nhật sẽ như thế nào?
 
tìm hiểu cách giao tiếp với người nhật qua văn hóa tắm nhật bản

Văn hóa tắm nước nóng tại Nhật Bản

Sau các cuộc đàm phán, thương thảo, người Nhật thường hay đi tắm để thư giãn. Khi đi tắm cùng thì việc xát xà phòng vào người dứt khoát phải làm sao cho tất cả người đều thấy – cho dù trước đó đã tắm cẩn thận.

>> Khám phá văn hóa tắm chung tại Nhật Bản

3. Uống rượu với người Nhật thế nào cho đúng?

tìm hiểu cách giao tiep cua nguoi nhat ban qua cach uong ruou
 
Văn hóa uống rượu rại Nhật Bản

Không nên đi uống rượu một mình, không được rót rượu cho riêng mình mà tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi. Rượu Sake thường được uống cạn. Say rượu được thể tất một cách đặc biệt ở Nhật. Chỉ khi trong tình trạng say, bạn mới có thể thoái mái nói ra quan điểm riêng của mình mà không lo bị trách lỗi.

4. Quà tặng khi tới nhà người khác chơi

tim hieu cach giao tiep nguoi nhat ban qua van hoa tang qua
 
Tặng quà tại Nhật Bản là một nét đẹp khi sang nhà người khác chơi

Một số lưu ý khi tặng quà cho người Nhật:
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điểm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn
Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối vói người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn.
Quà thường được trao tặng kèm với lời nói: “ Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”.
Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.

5. Tiết chế cảm xúc khi giao tiếp

Xin đừng bao giờ để sa vào tranh cãi với người Nhật. Người Nhật không tranh cãi công khai. Nếu có chuyện gì xin bạn hãy cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng, nói thẳng ra hoặc để người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.

Để biết được cách tiết chế cảm xúc khi giao tiếp, bạn tham khảo bài viết:

>> Những vấn đề không thể bỏ qua khi giao tiếp với người Nhật

6. Trang phục tại Nhật

Nguyên tắc là sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp. Ăn vận xuềnh xoàng bị coi là không tôn trọng họ. Bạn còn phải đặc biệt để ý đến đôi tất vì rất nhiều trường hợp không ngồi vào bàn để trao đổi  mà ngồi thấp, phải cởi bỏ giầy.

chu y ve ăn mặc khi giao tiep voi nguoi nhat ban
 
Người Nhật cũng rất coi trong trang phục trong khi giao tiếp

7. Đi hát karaoke với người Nhật

Không được từ chối lời mời đi hát karaoke, nếu bạn hát được một vài bài dân ca của dân tộc mình thì sẽ được người Nhật đánh giá rất cao. Ai không có khả năng này thì co thể thay thế bằng chơi nhạc cụ, biểu diễn nghệ thuật.

8. Văn hóa trả tiền tại Nhật

van hoa giao tiep cua nguoi nhat ban qua cach tra tien
 
Văn hóa Nhật Bản 
 
Nếu bạn muốn trả tiền chứ không để người Nhật trả tiền khi đi ăn thì trước đó bạn phải nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra các con tính trên hóa đơn hóa đơn thanh toán, sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế, thiếu tao nhã.

Khi ăn cơm ở Nhật, bạn nên chú ý ăn hết cơm trong bát, nếu không thích thì cũng chỉ được để lại chút ít thôi. Người Nhật rất quý trọng lúa gạo, và những người nào biết cách sử dụng đũa để ăn sẽ nhanh chóng tạo thiện cảm ở người Nhật. Không được cầm đũa vung vẩy mọi nơi hay khoắng trộn thức ăn.

Trên đây là một số lưu ý khi giao tiếp với người Nhật Bản, hay tuân thủ những nguyên tắc trên để tạo thiện cảm với người dân đất nước mặt trời mọc nhé. Bạn có thể tìm hiểu thêm những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật qua bài viết:

>> Tìm hiểu văn hóa Nhật qua 10 nét độc đáo này!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


  • Khánh an

    09:46 15/01/2018

    Nó khác xa việt nam quá nhỉ
  • Đoàn Thị Lan

    08:09 15/05/2017

    Muon sang nhat ban qua!!!!
  • Nguyễn Thị Mai Hương

    11:15 13/05/2017

    Minh thay van hoa nuoc Nhat rat dac biet. Day moi là nhugn dieu tong hop chung, chua di sau vao nhung van hoa nay. Hien tai,minh dang song tai nhat ban, thay rat hay, moi nguoi ai o nhat ban, lap team kham pha nhat ban nha
  • thanh thúy

    17:43 25/04/2017

    dung la van hoa ngươi nhat that phong phu va da dang. minh hoc hoi duoc rat nhieu kkhi làm viec và sinh song tai nhat ban
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang