Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -HOTLINE: 0979 171 312

“Làng đại gia” ở Nghệ An đi lên từ xuất khẩu lao động

13/03/2017
Xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) xưa kia vốn là một vùng đất nghèo khó, giáp ranh với một số xã của huyện Diễn Châu. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào cây lúa. Thế nhưng do là vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập úng nên mất mùa nhiều hơn được mùa, bà con cũng chẳng biết làm gì trước điều kiện khắc nghiệt của thiên tai.
 
 
Khó khăn là vậy nhưng người dân cũng không biết làm gì để thoát nghèo, thoát khổ. Ngoài làm ruộng thì họ không có một nghề phụ nào ổn định để làm trong thời gian nông nhàn.


Ký ức vùng quê nghèo

“Thời đó gỗ rừng còn nhiều lắm, nhận thấy buôn gỗ là một nghề nhanh có tiền, đem lại thu nhập nên nhiều người trong làng bắt đầu rời quê ra đi. Có chuyến chúng tôi đi tận hơn một tuần mới về", một người dân xã Đô Thành kể lại.
 
Trong quá trình đi buôn gỗ, nhận thấy nhiều sản phẩm thừa từ gỗ vứt bỏ đi thì phí nên mọi người lại rủ nhau gom về đóng tủ, đóng bàn dùng trong sinh hoạt gia đình. Từ đó Đô Thành có thêm một nghề mới là nghề làm mộc. Cũng chính nghề này đã giúp bà con nơi đây thoát nghèo chứ nghề buôn gỗ vừa nguy hiểm lại dẽ mất tính mạng, ông Phan Đăng Thế, xóm trưởng xóm Đồng Thị, xã Đô Thành nhớ lại.
 
Từ khi có nghề, bà con nơi đây đua nhau mở xưởng. Cũng nhờ thời kỳ đó nghề mộc ở vùng này còn ít nên các sản phẩm mà họ làm ra đều được tiêu thụ ngay tức thì. Những năm đó xuống chợ Si (Diễn Châu), chợ Dinh (Yên Thành) và nhiều nơi khác đều thấy sự có mặt của các mặt hàng mộc “Made in Đô Thành”.

Đến những năm của thập niên 1990, thị trường biến đổi, làng nghề làm mộc mọc lên như nấm, giá cả, lời lãi không còn được như trước nữa. Bà con nơi đây bắt đầu bỏ dần nghề này.

Người dân làm giàu nhờ đi xuất khẩu lao động

Cùng thời điểm đó, giao thương với các nước bắt đầu phát triển. Vốn nhanh nhạy, nắm bắt kinh tế thị trường, thời cơ rất tốt, dân xã Đô Thành bắt đầu xuất ngoại kiếm tiền về xây dựng gia đình, quê hương.

Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, các lao động ở Đô Thành bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang Đức, Ba Lan, Anh, Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Ban đầu toàn xã cũng chỉ có một vài người đi, về sau thấy làm ăn được nên họ về kéo anh em, họ hàng cùng xuất ngoại kiếm tiền. Cứ thế, lượng người "đi Tây" ngày một tăng lên.

 
 
Thời kỳ bấy giờ đi xuất khẩu lao động còn dễ nên cứ thấy làm ăn được là họ lại ồ ạt kéo nhau sang đó. Chính nhờ hướng đi này mà cuộc sống người dân nơi đây đã có những thay đổi rõ rệt.
 
Sau một thời gian cố gắng làm ăn vất vả nơi xứ người, họ đã tự hào mang về số tiền do chính mồ hôi, nước mắt của mình tạo ra về trang trải nợ nần, xây dựng lại nhà cửa và cho con cái đi ăn học đầy đủ. Từ đây những mái ngói đỏ chót, những ngôi nhà cao tầng, biệt thự mọc lên ồ ạt như nấm sau mưa.

 
Một người dân nói vui về sự thay đổi nơi đây nhờ xuất khẩu lao động: “Cứ sau một đêm ngủ dậy là thấy làng xóm lại khác, một số ngôi biệt thự cao ngạo nghễ mọc lên từ lúc nào không hay”. Quả thật nơi đây đã thay đổi một cách chóng mặt, khiến không ít người dân nơi đây phải cảm thấy ngỡ ngàng.

Theo trưởng thôn, cả làng hiện nay có khoảng hơn 300 hộ với gần 1.000 lao động. Trong đó có gần 1/3 đi làm ăn ở các nước. Có những thời điểm con số này tăng lên đến hơn 1 nửa, khiến trong thôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Hầu như gia đình nào cũng có con cái, vợ chồng tham gia chương trình XKLĐ, chính nhờ những lao động này đã giúp xoá đói giảm nghèo, đi lên làm giàu, thôn xóm phát triển trù phú.

 
 
“Ở làng này nhà có hai, ba thậm chí bốn, năm người đi Tây là chuyện bình thường. Người ta cứ qua nước ngoài làm ăn thấy được được là lại kéo hết anh em, vợ chồn, con cái qua bên… cứ như vậy họ đua nhau đi xuất ngoại”, một người dân cho biết.

Ngay gia đình ông Đức trưởng thôn cũng có 2 người con trai và 1 con dâu đang đang làm việc tại Nhật Bản, nhờ vậy mà gia đình ông có được một cơ ngơi khang trang, sạch đẹp. Ngoài ra với số tiền con cái gửi về hai vợ chồng ông Đức ở nhà còn đầu tư mua một mảnh đất trên thành phố, mở một cửa hàng tạp hoá để cho con cái sau khi về nước kinh doanh phát triển.

Clip hay nên xem:

 
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

HOTLINE: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

HOTLINE

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
HOTLINE
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
08687526..
Sang Nhật đã được gần 2 năm, đã cảm thấy bản thân...
09129213..
Năm 27 tuổi, do công việc xây dựng ở Việt Nam cực quá...
0983 473 3..
Hiện tại, mình đang tham gia đơn hàng xuất khẩu lao...

message Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang